Gạo lứt và gạo trắng khác nhau như thể nào ? Loại gạo nào tốt hơn? Ai nên sử dụng gạo trắng, ai nên sử dụng gao lứt? Hãy cùng khám phá ngay sau những chia sẻ dưới đây nhé !
Gạo lứt hay nhiều người vẫn hay gọi là gạo lức, gạo lật, gạo rằn, là một loại ngũ cốc nguyên hạt. Trong quá trình chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu cứng bên ngoài và vẫn giữ nguyên phần cám gạo và phôi. Gạo lứt gồm 3 thành phần: lớp vỏ cám bảo vệ bên ngoài chiếm 7%, nội nhũ chiếm 91% và phôi chiếm 2% khối lượng. Gạo lứt có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Gạo trắng chỉ khác gạo lứt ở mức độ xay xát, nếu gia tăng mức độ xay xát lên để loại bỏ lớp màng cám và phôi thì gạo lứt sẽ trở thành gạo trắng. Thành phần chính của gạo trắng lúc này chỉ còn nội nhũ ( chiếm 100%).Sau khi xay xát, người ta thường đánh bóng để hạt gạo trắng sáng và đẹp mắt hơn. Quá trình trên giúp tăng độ mềm dẻo, thơm ngon của gạo khi nấu ăn, thời gian bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên, việc này dẫn đến hậu quả là giá trị dinh dưỡng giảm sút đáng kể.
Theo nghiên cứu, chất xơ trong gạo lứt cao gấp nhiều lần so với gạo trắng thông thường. Đây sự lựa chọn tuyệt vời cho một chế độ dinh dưỡng cần nhiều chất xơ. Chất xơ trong gạo lứt có thể giúp hạn chế sự gia tăng đường huyết sau mỗi bữa ăn, giảm cholesterol xấu, hỗ trợ giảm cân hiệu quả và đặc biệt là giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
Vì trải qua quá trình chế biến kỹ nên gạo trắng sẽ bị hao hụt và mất đi nhiều chất dinh dưỡng quý như: Các vitamin B, khoáng chất, chất béo và một lượng nhỏ protein. Chính vì lý do đó, mà cho đến nay nhiều người vẫn tin rằng gạo lứt giàu dưỡng chất và tốt cho sức khỏe hơn so với gạo trắng.
Các loại gạo lứt đỏ, gạo lứt tím than, gạo lứt huyết rồng thường có lớp vỏ rất giàu các chất chống oxy hóa anthocyanin. Nếu xác trắng sẽ vô tình đánh mất đi loại hợp chất quý hiếm này. Anthocyanin có vai trò quan trọng trong việc kiềm hãm sự hình thành và phát triển của các tế bào gốc tự do, nhờ đó mà giúp cơ thể tránh được các bệnh ung thư, các khối u,.... Do vậy, gạo lức vẫn được truyền tai nhau là " thần dược cho sức khỏe".
Chỉ số đường huyết GI của gạo lứt là 68 ± 4, trên thang tính 100 và được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết ở mức trung bình nên phù hợp với người tiểu đường. Trong khi đó, gạo trắng có chỉ số đường huyết là 73 ± 4 và được đánh giá là có chỉ số đường huyết cao, do vậy người tiểu đường nên hạn chế tối đa việc sử dụng gạo trắng
Ngoài ra, trong gạo lứt có chứa lượng chất xơ khá cao, do đó sẽ làm hạn chế việc gai tăng đường huyết đột ngột sau mỗi bữa ăn.
Gạo lứt cho người tiểu đường được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng
Đối với những người đang theo đuổi chế độ ăn kiêng giảm cân thì gạo lức sẽ là một lựa chọn không thể bỏ qua. Trong gạo lứt chứa nhiều chất xơ sẽ nhanh chóng làm đầy dạ dày, tạo cảm giác no lâu và ít gây thèm ăn. Do đó, lượng thức ăn đưa vào cơ thể sẽ được kiểm soát tốt cũng vì lẽ đó mà cân nặng được quản lý hiệu quả. Gạo lứt là người bạn đồng hành của những người thừa cân béo phì đang theo đuổi chế độ giảm cân.
Gạo lức chứa nhiều photpho và kali hơn gạo trắng.Điều này sẽ không tốt cho các bệnh nhân bị thân. Do đó, với người mắc bệnh thận không nên sử dụng gạo lứt mà thay vào đó là ăn gạo trắng sẽ tốt hơn.
Gạo lứt do có chứa nhiều chất xơ nên sẽ cứng và khó tiêu hóa hơn gạo trắng. Với những người có chức năng tiêu hóa kém như trẻ em, người già khi ăn nhiều gạo lứt sẽ khó tiêu hóa gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Tuy nhiên, đối với người già, trẻ em nên chế biến gạo lức thành các món ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất nhanh nhanh chóng như: sữa gạo lứt, cháo gạo lứt, trà gạo lứt rang,....
Gửi Tin Nhắn
Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.