Gạo lứt hay còn được gọi là gạo lật (ở Miền Bắc) là món ăn có độ dinh dưỡng rất cao và no lâu tốt cho sức khỏe, thích hợp cho những người có chế độ ăn kiêng giữ dáng. Tuy nhiên đối với một số bạn việc ăn gạo lứt là một việc vô cùng đau khổ bởi gạo lứt không dễ ăn một chút nào. Hôm nay hãy cùng Orimart tìm hiểu nhữngcách chế biến gạo lứtthơm ngon bổ dưỡng.
1. Thành phần bên trong gạo lứt
Sau khi được thu hoạch những hạt gạo lứt này sẽ được xay xát sơ qua để loại bỏ phần vỏ trấu mà vẫn giữ nguyên được phần cám và phần mầm của hạt gạo, do đó hạt gạo khi nấu sẽ có độ cứng và khô hơn tuy nhiên hàm lượng vitamin và độ dinh dưỡng sẽ cao hơn gạo trắng thông thường.
(Thành phần có bên trong gạo lứt)
Gạo lứt rất giàu dinh dưỡng bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất sắc, chất béo, canxi… và nhiều vitamin như B1, B2, B3, B6. Gạo lứt và gạo trắng về cơ bản là khá giống chỉ khác nhau ở độ xay xát để không bị mất phần cám nếu tăng mức độ xay xát gạo lứt sẽ biến thành gạo trắng.
2. Công dụng của gạo lứt đối với sức khỏe
Gạo lứt hữu cơ có chứa nhiều chất xơ vì nó vẫn giữ nguyên phần cám bên ngoài. Cũng chính vì thế mà khi ăn gạo lứt ta sẽ cảm thấy no lâu không tạo ra độ đói để giảm bớt lượng tinh bột cần hấp thu khi ăn, hạn chế quá trình tăng cân và tăng đường huyết gây ra các tình trạng béo phì hay những bệnh về tim mạch. Nên nhiều người thay thế các chất tinh bột khác bằng gạo lứt để cải thiện cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị mắc bệnh tiểu đường.
(Công dụng tuyệt vời của gạo lứt đối với sức khỏe)
Các chất vitamin có trong gạo lứt đặt biệt là nhóm vitamin B1, B2, B3 và B6 giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi chất các hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và cũng như các cơ quan chuyển hóa khác. Bên cạnh đó, Vitamin nhóm B còn là nguyên liệu cần thiết trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành các chất, giúp cơ thể hấp thụ tạo năng lượng, điều hòa các phản ứng hóa học của các enzyme hay các protein giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
3. Những cách chế biến gạo lứt tại nhà giúp bạn ngon miệng hơn khi ăn
Có lẽ bạn đã quá quen thuộc với món ăn từ cơm trắng nhưng đã bao giờ bạn đã biết cách chế biến những món ăn từ gạo lứt đầy sức hấp dẫn chưa. Hãy cùng Orimart bắt tay vào bếp để tìm hiểu những cách chế biến gạo lứt hữu cơ thôi nào.
3.1 Cơm gạo lứt trộn thập cẩm
Chắc là các bạn đã nghe đến món cơm gạo lứt trộn thập cẩm nó khá giống với cơm trộn thập cẩm chỉ khác là thay gạo trắng bình thường thành gạo lứt mà thôi.
(Gạo lứt trộn thập cẩm)
Bước 1: Vo sơ, sau đó ngâm gạo lứt bằng nước ấm trong 45 phút để hạt gạo mềm và dẻo hơn. Bước 2: Cho cả gạo và nước ngâm vào nồi cơm điện, đậy nắp, cắm điện và bấm nút nấu. Bước 3: Trong thời gian đợi cơm chín thì mình chuẩn bị băm hình hạt lựu cho cà rốt, bắp và một ít ớt nếu bạn muốn ăn cay sau đó xào chung lại với nhau. Bước 4: Pha chế nước chấm phù hợp với khẩu vị của mình (thường thì pha nước tương và một ít đường để tạo độ mặn ngọt cho nước chấm tránh bị ngấy) Bước 5: Khi cơm chín ủ cơm trong nồi từ 10 - 15 phút cho cơm mềm và nở đều hơn. Bước 6: Lấy cơm trộn chung với cà rốt và bắp mình đã xào trước đó rãi thêm nước chấm và trộn đều lên sau đó để hành và ngò để tạo mùi thơm và trang trí cho bắt mắt. Cách này hạn chế lượng dầu mỡ thấm vào cơm thay vì mình bắt chảo rồi xào chung với nhau và thế là mình đã có món cơm gạo lứt trộn thập cẩm đầy hấp dẫn.
3.2 Cơm gạo lứt với muối mè
Thêm một món quá quen thuộc đó là cơm gạo lứt với muối mè. Đây chắc hẳn là món được nhiều người biết đến bởi nó khá là dễ làm và đặc biệt vừa miệng ăn. Không những thế, trong muối mè còn có những thành phần dinh dưỡng chính có thể kể đến như protid, lipid, glucid, chất xơ tự nhiên và thêm vào đó là những hợp chất Vitamin B1, B2, E,… giúp giảm căng thẳng, lo âu, mất ngủ.
(Cách chế biến gạo lứt muối mè)
Món gạo lứt muối mè chế biến rất đơn giản chỉ có 2 nguyên liệu chính là cơm gạo lứt và muối mè ăn kèm. Món này tất nhiên là ăn ngon nhất là khi cơm còn nóng, cơm mềm thơm hòa quyện với vị mặn, bùi béo của muối vừng tạo nên hương vị thơm ngon khó quên. Muối mè có thể được tìm mua dễ dàng ở các tiệm tạp hóa hoặc các cửa hàng online. Nếu muốn bạn có thể tự tay làm muối vừng theo cách sau: cho 15 thìa cà phê vừng và 1 thìa cà phê muối mè vào chảo bắt lên bếp rang với lửa nhỏ cho tới khi vừng vàng thơm thì bắt ra rồi để nguội, bỏ vào lọ để dành dùng với cơm nóng.
3.3 Trà gạo lứt
Ngoài những món ăn ở trên thì Orimart sẽ giới thiệu thiệu với bạn một loại thức uống vừa giảm cân mà vừa thanh mát cơ thể đối với những bạn không muốn ăn gạo lứt đó là trà gạo lứt.
(Trà gạo lứt )
Cách làm trà gạo lứt cũng vô cùng đơn giản. Trước khi rang, không rửa gạo qua nước sạch, chỉ nhặt bỏ những hạt gạo xấu. Đem gạo lứt đổ vào chảo, dùng đũa đảo đều để hạt gạo không bị cháy, rang đến khi ngửi hạt gạo có mùi thơm, gạo đậm hơn, săn lại thì tắt bếp. Sau đó chúng ta sẽ ngâm trà và gạo lứt chung với nhau và để cho ra trà và nước gạo lứt rồi cùng nhau thưởng thức thôi.
3.4 Gạo lứt huyết rồng
Nếu bạn muốn chọn loại gạo lứt ngon mà không cần chế biến gì nhiều thì bạn hãy mua ngay gạo lứt huyết rồng. Gạo huyết rồng NutriChoice của thương hiệu Lotus Rice là loại gạo dinh dưỡng chất lượng, được nhiều người tin dùng. Trong gạo huyết rồng có chứa một lượng lớn chất đường bột, chất đạm, chất xơ, dồi dào các vitamin, axit amin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
(Gạo lứt huyết rồng)
Bên cạnh đó có thể dùng làm bột dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, hoặc chế biến thành các món ăn tẩm bổ cho bệnh nhân bởi gạo huyết rồng có rất nhiều dưỡng chất như:chất đường bột, chất đạm, chất xơ, và một lượng nhỏ chất béo không bão hoà. Các loại vitamin thuộc nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6,...
4. Kết luận
Ngoài những món ở trên ra bạn có thể chế biến các món ăn dùng chung với gạo trắng nhưng được thay thế bằng gạo lứt để bữa ăn thêm mới lạ và tốt hơn cho sức khỏe của bản thân cũng như gia đình bạn. Orimart chúc các bạn thành công với những món ăn mình làm.