Cây bồ công anh loại cây là gì?
Cây Bồ Công Anh là chi thực vật có hoa thuộc họ cúc (Asteraceae), có nguồn gốc từ các khu vực ôn đới của Bắc bán cầu. Trải dài rộng rải ở Đông Nam Á, Ấn Độ, Nhât Bản, miên nam Trung Quốc, Đài Loan và miền bắc Việt Nam. Thường mọc hoang dại ven đường, các sườn đồi nhiều nắng, ở nhiệt độ cao tới nhiệt độ thấp.
Có hai dạng là indivisa được trồng với lá thẳng-mũi mác, không xẻ thùy và runcinata với lá thuôn dài, xẻ thùy sâu hình lông chim. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng hoa bồ công anh để chữa bệnh tăng cao nên nhiều nơi đã trồng loại cây này.
Đặc điểm hình thái của cây bồ công anh
Cây mọc thẳng, cao từ 1 - 2m, thân trơn, không có cành. Khi cấu vào thân cây ta sẽ thấy tiết ra dịch màu trắng đục như sữa. Lá cây dài, mép lá có nhiều răng cưa, hoa có màu trắng hoặc vàng.
Thân không lông, cao 60–200cm, thân thường đơn hoặc chẻ nhánh ở phần trên. Các lá phía dưới không lông, lá đơn mọc cách. Phiến lá thuôn dài hoặc dạng hình mũi mác, kích thước phiến lá dài từ 13–25cm, rộng từ 1,5–11 cm, đầu lá nhọn, đuôi lá hình nêm hoặc men cuống, cuống lá thường ngắn hoặc men cuống tới tận nách lá.
Mép lá nguyên hoặc xẻ thùy hoặc có răng cưa thô to. Mặt trên phiến lá màu xanh lục, mặt dưới xanh xám. Các lá mọc ở phía trên gần đỉnh ngọn sinh hoa thường trên nhỏ hơn và thẳng. Hoa mọc ở đầu ngọn, đầu cành. Hoa tự hình chùy, đầu cụm hoa rộng khoảng 2 cm; cuống dài 10–25mm, mọc thẳng.
Cây bồ công anh có những chất gì?
Theo tài liệu của Trường Đại học y dược TP Hồ Chí Minh bồ công anh chứa nhiều sắt (tương đương với lượng sắt tìm thấy trong rau dền), vitamin C, vitamin B vitamin A cao và nhiều nguyên tố vi lương khác như Magie, canxi, natri…
Có mấy loại bồ công anh
Hiện nay, người ta đã phát hiện ra ba loại bồ công anh khác nhau:
Loại 1: Bồ công anh Việt Nam hay còn gọi là bồ công anh cao, xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng và trung du miền núi phía Bắc nước ta.
Loại 2: Cây bồ công anh Trung Quốc hay còn gọi là bồ công anh lùn vì chiều cao của giống cây này chỉ khoảng 60cm. Đây được xem là loại thuốc quý có tác dụng chữa nhiều loại bệnh và rất tốt cho sức khỏe.
Loại 3: Cây bồ công anh chỉ thiên thường mọc ở miền Nam nước ta. Chủ yếu được dùng làm cảnh, làm trà hoặc trồng làm rau ăn chứ không có tác dụng chữa bệnh như hai loại trên.
Công dụng của cây bồ công anh
Tại Việt Nam, bồ công anh là một vị thuốc dân gian để chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu, quai bị, chữa đau dạ dày, ợ chua, táo bón, thiếu sữa ở phụ nữ đang nuôi con, chữa viêm họng, viêm phế quản, ho rát cổ họng.. Còn được dùng để uống chữa bệnh ăn uống kém tiêu. Ngoài ra, cây bồ công anh còn được dùng trong nghệ thuật như trang trí nhà cửa, vẽ và văn thơ.
Tuy nhiên, uống nước sắc từ cây bồ công anh Việt Nam thường gây mệt mỏi, uể oải sau 2 - 3 ngày, vì vậy các bác sĩ và thầy thuốc Đông y thường khuyến cáo không được uống nước bồ công anh cao nếu như không có kết hợp các loại thảo dược khác.
Loại 1: Công dụng Bồ Công Anh Việt Nam
Được trồng làm thuốc ở nhiều vùng như Hòa Bình, Đà Lạt, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng... Loại này có nhiều tác dụng như: Chữa quai bị, chữa đau dạ dày, ợ chua, táo bón, chữa sưng vú, tắt tia sữa, thiếu sữa ở phụ nữ đang nuôi con, chữa viêm họng, viêm phế quản, ho rát cổ họng.
Loại 2: Cây Bồ Công Anh Trung Quốc
Bồ Công Anh Trung Quốc cũng có tác dụng trong y học. Trong cây bồ công anh Trung Quốc chứa nhiều dưỡng chất như chất xơ, protein, vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin B6, các khoáng chất như canxi, magie, sắt, các chất diệt khuẩn, kháng viêm...
Các bộ phận của cây thường được dùng để chữa bệnh là rễ, lá và hoa bồ công anh. Tác dụng mà cây bồ công anh Trung Quốc đem lại là chữa sưng vú, viêm tuyến vú, ít sữa, tiểu tiện khó, nhiễm khuẩn tiết niệu, mụn nhọt, sưng tấy, lở ngứa ngoài da, chữa đau mắt, tiêu hoá kém, rắn và bọ cạp cắn, chữa chứng táo bón, nhuận tràng, viêm amidan. Điều trị viêm ruột thừa, viêm gan cấp tính, rối loạn gan.
Nguồn: https://thuocnamtribenhkhop.com/cay-bo-cong-anh-la-gi-cach-dung-cay-bo-cong-anh-hieu-qua-nhat-199.html