Cỏ Mần Trầu là gì?
Mần Trầu là một loại thực vật rất quen thuộc trong nông nghiệp. Bởi chúng mọc dại rất nhiều ở các vùng quê, nhất là trên cánh đồng, bờ mương, các bãi đất trống,…nhưng nếu để ý một chút dọc các bờ ruộng hoặc ven sườn đồi từ Bắc chí Nam rất dễ để bạn tìm thấy nó.
Mần trầu còn được gọi với tên gọi khác như cỏ vườn trầu, màn trầu, màng trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo là loài thực vật xâm thực thuộc họ Hòa thảo Poaceae. Đây là loài phân bố ở các vùng khí hậu ấm từ vĩ độ 50 trở lên.
Mần trầu là cây hàng năm, cao trung bình từ 20cm đến 40 cm, cây trưởng thành có thể đạt chiều cao là 90 cm, thân bò dài ở gốc, có phân nhánh, sau đó mọc thẳng thành bụi. Lá mần trầu hình dải nhọn, mọc so le.
Cụm hoa là bông xẻ ngọn, có từ 5 đến bảy nhánh dài mọc toả tròn đều ở đầu cuống chung, có thêm từ 1 đến hai nhánh xếp thấp hơn ở dưới. Quả thuôn dài. Theo như đông y, mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình.
Tác dụng của cỏ Mần Trầu
Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một. Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng. Cũng dùng uống trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi.
Ở Trung Quốc, phổ biến nhất thường dùng chữa bệnh thống phong, viêm gan vàng da, viêm ruột, lỵ, viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn, cầm máu chó cắn.
Vậy những tác dụng trên đã được các nhà nghiên cứu đã được chứng minh là thuốc quý của Việt Nam, sau đây là những tác dụng kết hợp cùng với Cỏ Mần Trầu đã được các đông y công nhận.
Chữa bệnh viêm tinh hoàn:
Cỏ Mần Trầu còn được sử dụng trong bài thuốc chữa viêm tinh hoàn. Mọi người có thể sử dụng dược liệu này sắc chung với ích mẫu và lấy nước uống hàng ngày. Kiên trì sử dụng trong thời gian ngắn tình trạng viêm tinh hoàn sẽ được cải thiện hiệu quả.
Chữa đại tiện ra máu đen do chảy máu dạ dày:
Cỏ mần trầu, muồng trâu (cành lá), cam thảo nam, cây ké, trắc bá diệp, rễ tranh (sao đen), rau má mỗi thứ 1 nắm; cỏ mực 2 nắm, ngải cứu 9 lá, củ sả 5 lá, gừng sống 3 lát, than tóc rối 2 muỗng, lọ nồi chảo gang (bách thảo sương) 1 muỗng canh. Đổ ngập nước sắc còn 2 bát chia 2 lần uống trong ngày. Sắc nước 2 uống trong ngày.
Nóng sốt môi nứt, lưỡi tưa:
Mần trầu, rau má, rau bồ ngót, rễ tranh, cỏ mực, rau sam, lá muồng trâu, cây ké, mỗi thứ 1 nắm; bí đao 2 khoanh, đậu xanh 1 muỗng to. Sắc uống như trên.
Nổi mụn trong miệng:
Do ăn uống nhiều đồ cay nóng nên cần thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiện. Dùng: cỏ mần trầu, cây muỗng trâu, rễ cỏ tranh, rau sam, rau má, rau ngót, rau dền trắng, cỏ mực, cây ké, cây đậu săng, cam thảo nam, mỗi thứ 1 nắm; bí đao 2 khoanh mỏng, củ sả 10 lát mỏng, gừng tươi 3 lát, vỏ quýt 1 cái. Sắc với nước ngập 1 lóng ngón tay còn 1 bát để uống hết. Sắc lần 2, lần 3 để uống trong ngày.
Băng huyết:
Cỏ mần trầu, cây muồng trâu (thái nhỏ), cam thảo nam, rễ tranh, cỏ mực, rau má, cây ké, mỗi thứ 1 nắm; ngải cứu 10 lá, củ sả 10 lát, gừng sống 10 lát, vỏ quýt 1 vỏ. Đổ ngập nước sắc còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.
Huyết trắng dầm dề do huyết nóng:
Mần trầu, cây muồng trâu (thái nhỏ), rau má, cỏ mực, cây móng tay trắng, rau sam, rễ cỏ tranh, vỏ dừa thái nhỏ, cây ké, cây vậy (dậy) trắng (thái nhỏ), cây bông trang trắng, cam thảo nam, mỗi thứ 1 nắm; ngải cứu 10 lá, củ sả 10 lát, gừng sống 10 lát, vỏ quýt 1 cái. Đổ ngập nước sắc còn 2 bát chia 2 lần uống, sắc lần 2 uống trong ngày thay nước uống.
Trị tâm thần:
Bị cảm sốt cao kéo dài, khát dữ dội, đòi tắm, đập phá, nói nhảm, không ngủ được. Dùng cỏ mần trầu 20g (bỏ hoa, rễ). Sắc uống liên tục, có thể uống 60g/ngày và kéo dài 1 tháng, bệnh nhân rất thích uống nước này.
Chữa tóc khô cứng, dễ gãy, đổi màu (đã dùng các loại dầu gội không có kết quả kể cả dầu gội bồ kết):
Lấy mần trầu 40 - 50g, nấu sôi kỹ lấy nước gội đầu hàng ngày. Sau 2 tuần thấy chuyển biến rõ. Sau 1 tháng tóc mọc đen đều mềm mượt. Dân gian đã truyền miệng bồ kết sạch gầu, mần trầu tốt tóc. Theo kinh nghiệm dân gian, để gội đầu thường ngày đề phòng các bệnh thì tốt nhất là phối hợp cỏ mần trầu với hương nhu và cây sả.