Hướng dẫn xử lý khi bé ho sổ mũi do cảm cúm virus mẹ nào cũng cần biết

  -  
HO DO “CẢM, CÚM”, PHẢI LÀM GÌ?
Ho – một trong những lý do phổ biến nhất mà trẻ được đưa đi khám, mỗi khi con ho cha mẹ lại rất lo lắng, sợ “để lâu” không chữa mà “đờm nó chảy xuống phổi” mà tìm mọi cách để cắt ho nhưng điều này không đúng mà chính việc “cắt ho” mới tiềm ẩn nhiều rủi do nghiêm trọng.



Những điều cơ bản về ho

Nhìn chung ho cũng giống sốt, là phản ứng tự vệ của cơ thể để, để loại bỏ những đờm dãi hay dị vật khỏi đường hô hấp. Khi con bạn bị viêm mũi họng hay viêm phế quản phổi, đường hô hấp bé sẽ tiết rất nhiều đờm rãi. Biện pháp duy nhất để cơ thể tống món đờm rãi đó ra chính là phản xạ ho, vì thế ho là tốt để bảo vệ cơ thể. Ở trẻ lớn có thể biết khạc đờm, với trẻ nhỏ hơn chưa biết khạc có bé sẽ “ọe, nôn” sau ho hoặc nhiều mẹ cảm thấy bé có cái “đờm đờm” vướng ở cổ - Điều này là bình thường, không nên lo lắng, bé sẽ nuốt vào, miễn sao cung cấp “đủ nước” cho bé.

Nếu mẹ quá sốt sắng cắt ho, nhiều Bs sẽ chiều lòng mẹ bằng các thuốc ức chế ho, ho thì giảm thật nhưng đờm rãi, vi trùng sẽ còn đó lâu hơn, ho chỉ giảm về tần xuất nhưng không giúp nhanh khỏi, dễ gây biến chứng viêm phổi hơn. Do vậy không giúp ích gì cho bé mà chỉ tự lừa bản thân cha mẹ được cảm giác an tâm mà thôi.

Một đợt ho cảm thông thường có thể ho kéo dài 10-14 ngày, tuy nhiên nếu ho nhiều đến mức ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của e bé như: ho liên tục, mệt mỏi vì ho, phải thức dậy vì ho, nôn chớ nhiều vì ho... Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi, hại của dùng thuốc “cắt ho” cho bé hay không. Rất nhiều trường hợp các bé được bác sĩ hướng dẫn theo dõi, vệ sinh mũi họng... vẫn tự ổn mà không phải thuốc cắt co gì.

Các loại thuốc không giống nhau
Có nhiều loại thuốc ho, cảm lạnh như thuốc long đờm, thuốc ức chế ho, thuốc kháng histamin hoặc kết hợp các loại thuốc trên... Tuy vậy nó chỉ an toàn hơn khi trẻ được 6 tuổi trở lên, lứa tuổi nhỏ hơn cần được Bs cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Rủi ro khi sử dụng những loại thuốc này nhiều hơn bất kỳ lợi ích nào mà thuốc mang lại trong việc giảm các triệu chứng cảm lạnh.

Chúng ta còn một loại thuốc có nguồn gốc từ “ thảo dược” ít tác dụng phụ hơn, có thể sử dụng nhưng không nên quá kỳ vọng mà cần phải kết hợp với biện pháp giảm ho an toàn khác.

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP GIẢM HO AN TOÀN

Vệ sinh mũi sạch sẽ
Vệ sinh mũi mỗi khi trẻ nhiều mũi, khó chịu hoặc khó khăn khi thở bằng mũi. Đối với trẻ bú bình hoặc bú mẹ, nên vệ sinh mũi trước khi bú. Trẻ trên 4 tuổi, hợp tác tốt có thể sử dụng bình rửa mũi.


Mật ong
Mật ong đã có một số nghiên cứu chứng minh hiệu quả tương đương với các thuốc ho mạnh (Dextromethophan...). Dùng khoảng 5 ml mật ong nguyên chất pha cùng nước ấm uống sáng tối. Không được dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì nguy cơ ngộ độc ( có chứa vi khuẩn gây độc botulinum như vụ pate chay)

Ngậm các kẹo thảo dược
Có thể giảm ho khan và làm dịu cổ họng bị kích thích. Chỉ sử dụng cho trẻ trên 6 tuổi hoặc đã chắc chắn “biết ngậm” vì nguy cơ hóc nghẹn.


Giữ ẩm không khí
Để tránh không khí bị khô, sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát hoặc tắm nước ấm dưới vòi hoa sen. Không khi ẩm giúp mũi đỡ khô, loãng nhầy mũi và ho do kích ứng.


Thoa một lớp mỏng sáp ấm Cucciolo lên vùng hầu họng, lưng, lòng bàn chân cho bé trước khi ngủ mỗi đêm.


Ăn đồ ăn ấm, lỏng
Đảm bé luôn đủ nước, khi có đủ nước trong cơ thể, chất nhầy mà cơ thể tạo ra sẽ loãng hơn, khiến bé dễ ho ra ngoài và xì mũi. Trẻ lớn có thể hít hơi ấm từ đồ ăn ấm hoặc 1 cốc nước ấm, có thể dùng trà (hoa cúc, nhài…) hoặc các món súp (súp gà...).

Vệ sinh phòng ở sạch: Luôn vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát, bé được thở không khí “ sạch”, ít bụi, nấm là các tác nhân kích thích trẻ ho. Tránh khói thuốc lá: hút thuốc hoặc hít khói thuốc lá có thể làm cho cơn ho của trẻ tồi tệ hơn. Nói chung không gian sạch giúp trẻ đỡ ốm hơn.

MỘT SỐ CHỈ ĐIỂM KHI NÀO HO CẦN ĐI KHÁM NGAY
Bất cứ khi nào bạn thấy con mình (không khỏe) hoặc điều đó làm bạn thấy lo lắng.
Ho rất nhiều đờm đặc, xanh vàng hoặc đã được hơn 10 -14 ngày.
Ho kèm sốt trên 38.5.
Ho kèm khò khè hoặc khó thở, tím tái.
Ho ra máu hoặc đau ngực.
Trẻ nhỏ hơn 3 tháng.
Ho nhiều, liên tục làm ảnh hưởng đến ăn ngủ của bé.
Bé đang ho, chảy mũi đột nhiên đau tai.

TÓM LẠI:
1. Ho không phải là bệnh.
2. Trẻ sơ sinh không nên dùng bất kì thuốc ho gì.
3. Mật ong giúp giảm ho khá tốt và an toàn nhưng không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.



4. Không nên tự cho con uống các loại thuốc ho là thuốc tây. Có thể cho uống các siro ho nguồn gốc thảo dược phù hợp nếu bé trên 6 tháng hoặc đã được Bs tư vấn.
5. Chữa nguyên nhân ho thì sẽ hết ho. Đừng sốt ruột muốn cắt cái ho thật nhanh làm gì để con phải uống nhiều thuốc. Đừng để an tâm người lớn mà hại con trẻ!

[IMG] 

XỊT MŨI OVIX BABY
Giúp làm sạch khoang mũi, loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, duy trì độ ẩm cho niêm mạc mũi, tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên cho mũi, giảm nghẹt mũi, giúp mũi thông thoáng, dễ thở.

Hỗ trợ ngừa khuẩn, kháng viêm, phòng ngừa và làm giảm triệu chứng: sổ mũi, ngạt mũi, viêm VA, viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

Hỗ trợ điều trị : viêm mũi, viêm xoang, cảm cúm do vi khuẩn, virus gây nên, cúm mùa


Tư vấn miễn phí: https://www.facebook.com/OVIXbabyTaiMuiHong