Những điều cần biết khi bé bị dị ứng đạm sữa bò!

  -  

Những điều cần biết khi bé bị dị ứng đạm sữa bò!

Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, tình trạng ói mửa, trào ngược dạ dày bị kéo dài, quấy khóc nhiều ngày sau khi bú đó là biểu hiện của bệnh dị ứng đạm sữa bò. Vậy dị ứng đạm sữa bò là gì? Điều trị ra sao? Các mẹ hãy cùng theo dõi bài chia sẻ sau đây nhé!

1. Dị ứng đạm sữa bò là gì?

Bệnh dị ứng đạm sữa bò là bệnh không phải là căn bệnh lạ đối với chúng ta! Bệnh xảy ra với bé khi hệ miễn dịch của bé phản ứng lại với chất đạm trong sữa bò. Bệnh này có tỷ lệ bé mắc phải cao nhất trong số các bệnh dị ứng trong thức ăn mà trẻ nhỏ hay gặp phải. 

2. Nguyên nhân dị ứng đạm sữa bò

Bé bị dị ứng đạm sữa bò

Khi hệ miễn dịch của bé nhận diện sai lầm cho rằng thành phần chất đạm trong sữa bò có hại trong cơ thể. Vì thế, cơ thể bé tự sản sinh ra kháng thể miễn dịch IGE làm trung hòa những chất đạm có trong sữa này.

Trong thành phần sữa bò mà bé thường sử dụng có 2 loại chất đạm chính đó là Casein: là phần sữa bị vón lại và Whey : là phần sữa lỏng còn lại sau khi sữa đông đã vón.

Kháng thể IgE được sinh ra trong cơ thể bé sẽ có nhiệm vụ thông báo cho hệ thống miễn dịch giải phóng Histamin và những chất gây dị ứng. Và chính những chất này gây ra căn bệnh dị ứng đạm trong sữa bò của trẻ

3. Bé bị dị ứng sữa bò có những biểu hiện nào?

Bé bị dị ứng đạm sữa bò

Để biết bé bị mắc chứng bệnh dị ứng đạm sữa khá khó khăn và các triệu chứng này rất đa dạng và khó phân biệt so với các bệnh lý khác. Thường thì sau 2 tiếng bé sẽ có biểu hiện, hoặc có nhiều trường hợp lâu hơn là sau 48 tiếng. Để mẹ có thể phân biệt được bệnh dị ứng đạm sữa của bé, mẹ cần tham khảo những biểu hiện của con sau đây:

3.1 Triệu chứng sau 2 tiếng (biểu hiện tức thời)

Bé thở khó

Bé sưng đỏ lưỡi, môi, quanh vùng miệng

Bé nổi chàm, ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy

Nôn ói sau khi bú

3.2 Triệu chứng sau 48 tiếng (biểu hiện muộn)

Bé bị dị ứng đạm sữa bò

Bé thở mệt, khò khè, ho

Nổi mẩn ngứa, mề đay khắp người

Nôn trớ, đầy bụng

Bé quấy khóc nhiều do đau bụng khó chịu

Táo bón hoặc tiêu chảy trong phân có tia máu

4. Test/ xét nghiệm dị ứng đạm sữa bò

Gia đình cần đưa bé đến phòng khám hoặc bệnh viện để chẩn đoán bệnh cho bé sau khi bé có những biểu hiện trên. Mẹ cần lưu trữ các thông tin như: tiền sử bản thân bé, những loại sữa mẹ đã dùng cho con, thời gian bé phát bệnh, các triệu chứng và biểu hiện của bé. 

Khi đưa bé đến phòng khám, bác sĩ sẽ xét nghiệm dị ứng như: 

  • Xét nghiệm IGE đặc hiệu với protein trong sữa bò
  • Test loại trừ: Không cho bé dùng đến sữa bò từ 2-4 tuần, theo dõi biểu hiện dị ứng
  • Test dị ứng Protein đạm bò: cho bé bú lại sữa
  • Test lấy da

5. Xử lý gì khi bé bị dị ứng đạm sữa bò

5.1 Đối với dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Bé bị dị ứng đạm sữa bò

Bé dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ hoặc đang uống sữa công thức mà có triệu chứng dị ứng đạm sữa bò mẹ nên đưa con đi khám, mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn để loại bỏ những thức ăn thực phẩm có liên quan đến đạm sữa bò: sữa đặc, sữa tươi, sữa bột, phomai…

Mẹ cần bổ sung cho bé thêm Calci và vitamin D. 

Với những bé không có sữa mẹ, mẹ bỉm nên chọn cho con có công thức là đạm sữa bò thủy phân hay sữa công thức Amino Acid

5.2 Đối với trẻ bị dị ứng đạm sữa trên 6 tháng tuổi

Bé bị dị ứng đạm sữa bò

Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu đến tuổi ăn dặm, cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác nhau. Nhưng mẹ cần lưu ý tránh những món có đạm sữa bò như : bột ăn dặm, bánh ăn dặm, váng sữa, sữa chua, phomai, cheer, bơ, kem…

Khi chọn thực phẩm cho trẻ, mẹ nên quan tâm lưu ý đến nhãn mác ghi thành phần chế biến có nghi vấn là đạm sữa bò phải loại bỏ hẳn

Ngoài ra khi chế biến các món ăn cho bé cũng hạn chế thêm sữa bò vào món ăn

Bé bị dị ứng đạm bò vẫn có thể ăn được thịt bò, nhưng mẹ cũng nên cẩn trọng và hạn chế