Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dưỡng chất để phục hồi sức khỏe sau sinh, sản xuất ra dòng sữa chất lượng, dồi dào cho bé bú. Bên cạnh đó, ăn uống đủ chất cũng có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và cải thiện tình trạng rong kinh cho mẹ. Vậy rong kinh sau sinh nên ăn gì và không nên ăn gì để lên thực đơn ăn uống khoa học, đủ chất.
Mẹ bị rong kinh sau sinh nên ăn gì?
Sau sinh cơ thể mẹ cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và có dòng sữa mẹ chất lượng, trong đó, một số thực phẩm nên sử dụng khi mẹ sau sinh có triệu chứng rong kinh như:
- Thực phẩm giàu sắt: Thiếu máu sau sinh là biểu hiện phổ biến ở sản phụ bị rong kinh, khiến mẹ suy nhược, mệt mỏi nhiều. Bởi vậy, cần tăng cường thêm thực phẩm giàu sắt để cải thiện sức khỏe như thịt đỏ, hải sản, các loại đậu, bông cải xanh, rau bina..
- Thực phẩm giàu vitamin C: Phụ nữ bị rong kinh sau sinh nên ăn nhiều thực phẩm dồi dào sắt và vitamin C để cơ thể hấp thu và chuyển hóa sắt dễ dàng hơn, bù lại những khoáng chất đã mất do chảy nhiều máu. Thực phẩm chứa hàm lượng lớn vitamin C như cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi..
- Thực phẩm cung cấp vitamin B6: Vitamin B6 giúp tái tạo các tế bào hồng cầu mới, mẹ nên ăn nhiều các loại thịt gia cầm, cá hồi, gan heo, chuối, rau bina, cà chua.. để bù đắp lượng máu thiếu hụt khi bị rong kinh.
- Thực phẩm có magie: Bổ sung magie không chỉ giúp giảm lượng máu khi hành kinh mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ, ổn định nhịp tim và huyết áp. Mẹ sau sinh cần bổ sung thêm các loại cá thu, cá hồi, hạt vừng, bí đỏ, yến mạch.. nhằm điều hòa kinh nguyệt.
Rong kinh sau sinh không nên ăn gì?
- Ngoài nhóm thực phẩm cần bổ sung, chị em phụ nữ gặp tình trạng rong kinh cần chú ý hạn chế, tránh sử dụng những thực phẩm sau:
- Tránh các món ăn chua, cay, mặn, có hàm lượng muối cao.
- Tránh ăn các món ăn sẵn, thực phẩm chiên xào dầu mỡ.
- Tránh ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường, các món ăn vặt không lành mạnh.
- Tránh dùng đồ uống có chứa caffeine và rượu bia.
Khi nào mẹ bị rong kinh nên đi khám?
Không ít chị em chấp nhận tình trạng rong kinh trong khi hành kinh và xem đây là một điều bình thường. Điều này cũng lý giải vì sao các phụ nữ không nhận ra mình bị rong kinh hoặc không biết tình trạng này cần được điều trị. Thế nhưng, bạn không nên chủ quan khi cơ thể có hiện tượng rong kinh. Với các trường hợp rong kinh kéo dài trên 7 ngày với lượng máu kinh ra nhiều còn có thể báo hiệu một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, polyp tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang… mẹ nên sắp xếp thời gian tới bệnh viện để kiểm tra.
Ngoài những thực phẩm trên, sản phụ nên tăng cường viên bổ sung sắt cho mẹ sau sinh để cơ thể sản sinh thêm các tế bào máu khỏe mạnh, tăng cường vận chuyển oxy, giúp phục hồi và cải thiện sức khỏe khi bị rong kinh sau sinh.
Sử dụng thuốc sắt đúng cách mỗi ngày cũng giúp phòng tránh tình trạng thiếu máu thiếu sắt khi mẹ bị mệt mỏi, suy nhược trong thời gian bị rong kinh này.