Các phương pháp làm ngừng sự cháy

  -  

Các phương pháp làm ngừng sự cháy


Trong Luật PCCC giải thích từ ngữ chữa cháy là bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy

Xem thêm: May quần áo bảo hộ tại Hà Nội

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về phương pháp làm ngừng sự cháy và chia ra làm 4 nhóm là:


- Phương pháp làm lạnh vùng cháy hoặc chất cháy.

- Phương pháp giảm nồng độ các chất phản ứng.

- Phương pháp cách ly các chất phản ứng với vùng cháy.

- Phương pháp kìm hãm (ức chế) hoá học phản ứng cháy.


+ Phương pháp làm lạnh là hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ tắt dần hoặc hạ nhiệt độ của chất cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của nó. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để dập đám cháy chất rắn, còn đối với chất lỏng, khí ít khi áp dụng vì việc hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của chúng là rất khó thực hiện.


Trong thực tế, nước là chất chữa cháy có khả năng làm lạnh tốt để dập nhiều chất cháy khác nhau, tuy nhiên nước có tác dụng mạnh với các kim loại kiềm, kiềm thổ và một số chất khác, do vậy cần lưu ý khi sử dụng nước để chữa cháy khi xác định trong đám cháy có những loại chất này.

Xem thêm: Áo khoác bảo hộ mùa đông

+ Phương pháp cách ly các chất phản ứng với vùng cháy là ngăn cách sự tiếp xúc giữa các phần tử chất cháy và chất ôxy hóa ở vùng phản ứng cháy. Trong chữa cháy có thể sử dụng các phương pháp cách ly bằng lớp bọt chữa cháy, lớp bột chữa cháy, bằng các sản phẩm nổ, bằng các bộ phận ngăn cháy, bằng cách tạo khoảng cách. Phương pháp này được áp dụng để dập tắt hầu hết các dạng đám cháy, tuy nhiên cần kết hợp phun nước làm mát để loại trừ sự cháy trở lại.


+ Phương pháp giảm nồng độ các chất phản ứng (phương pháp làm loãng vùng cháy) là làm cho nồng độ của các chất tham gia phản ứng cháy giảm xuống thấp hơn giới hạn nồng độ bốc cháy thấp của chúng.


Có thể thực hiện phương pháp này bằng cách thay đổi tỷ lệ giữa chất cháy và chất ôxy hoá hoặc giữ nguyên tỷ lệ mà giảm nồng độ thành phần của chúng bằng cách đưa thêm vào vùng cháy những loại chất trơ (không tham gia phản ứng cháy), cụ thể là bằng cách phun nước, phun sương hơi nước, khí trơ, bột chữa cháy, các sản phẩm cháy (khói, khí không cháy).


Bình bột chữa cháy


+ Phương pháp kìm hãm (ức chế) hoá học phản ứng cháy là làm mất khả năng hoạt hoá các tâm hoạt động của phản ứng cháy chuỗi. Các chất được sử dụng để dập cháy theo phương pháp này gồm một số loại bột chữa cháy.


Trong 4 phương pháp trên thì những phương pháp làm lạnh, làm giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng cháy và cách ly là những phương pháp có tác dụng về mặt lý học. Phương pháp ức chế hoá học và tác dụng về mặt hoá học. Trong thực tế công tác chữa cháy thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Trong khi sử dụng một cách tổng hợp này thì bao giờ cũng có 1 phương pháp đóng vai trò chủ đạo còn các phương pháp còn lại chỉ là bổ trợ.