5 ĐIỀU THÚ VỊ NGẪU NHIÊN VỀ MÀN HÌNH LCD
IPS, VA và TN
IPS, VA và TN thực chất là để chỉ cơ chế sắp xếp và hoạt động của lớp tinh thể lỏng. Để có được màn hình LCD hoàn chỉnh, chúng ta còn cần có đèn nền và bộ điều khiển tinh thể lỏng.
IPS, VA và TN thực chất là để chỉ cơ chế sắp xếp và hoạt động của lớp tinh thể lỏng. Để có được màn hình LCD hoàn chỉnh, chúng ta còn cần có đèn nền và bộ điều khiển tinh thể lỏng.
Loại tấm nền LCD thường được quảng cáo gắn liền với chất lượng hình ảnh hiển thị. Điều thú vị là trong những năm qua, tấm tinh thể lỏng có rất ít sự thay đổi và sự cải thiện chất lượng hình ảnh đến phần lớn đến từ 2 yếu tố còn lại.
TN không chỉ sử dụng trên các màn hình giá rẻ
TN được biết đến với đặc tính kỹ thuật kém nhất bởi góc nhìn hẹp và khả năng tái tạo màu không tốt so với VA và IPS. Tuy nhiên bạn có biết rằng trong những năm gần đây, sự bùng nổ của trò chơi điện tử cùng thể thao điện tử đã đánh dấu sự trở lại của màn hình TN.
Tấm nền TN có thể đạt tốc độ đáp ứng tối đa 1 ms, nhanh hơn rất nhiều so với mức trung bình 5-10 ms của VA và IPS. Vì vậy nó cho phép hình ảnh hiển thị rõ nét các cảnh chuyển động và đem lại độ phản hồi tốt nhất cho game thủ. Cùng với sự phát triển của các yếu tố bổ trợ như đèn nền và chip xử lý, chất lượng màu sắc của màn hình TN chơi game cao cấp cũng rất ấn tượng. Dĩ nhiên, bạn vẫn phải ngồi trực diện vì chỉ cần lệch góc thì độ tương phản sẽ nhanh chóng bị mất đi.
Đèn nền là yếu tố được cải tiến nhiều nhất trong màn hình LCD
Từ khởi đầu với đèn huỳnh quang lạnh (CCFL), công nghệ đèn nền dành cho màn hình LCD đã có những bước cải tiến lớn trong những năm vừa qua. Thế hệ đèn LED mới không chỉ tăng chất lượng hình ảnh (thông qua sự tái tạo ánh sáng trắng chuẩn hơn) mà còn tiêu thụ ít điện năng. Bước đột phá mới nhất trong công nghệ hiển thị của LCD là chấm lượng tử (quantum dot) thực chất cũng là một dạng của đèn nền, thay vì tạo ánh sáng trắng bằng cách dùng đèn LED xanh chiếu qua một tấm phốt-pho thì sử dụng tấm lượng tử.
Đèn nền là yếu tố được cải tiến nhiều nhất trong màn hình LCD
Từ khởi đầu với đèn huỳnh quang lạnh (CCFL), công nghệ đèn nền dành cho màn hình LCD đã có những bước cải tiến lớn trong những năm vừa qua. Thế hệ đèn LED mới không chỉ tăng chất lượng hình ảnh (thông qua sự tái tạo ánh sáng trắng chuẩn hơn) mà còn tiêu thụ ít điện năng. Bước đột phá mới nhất trong công nghệ hiển thị của LCD là chấm lượng tử (quantum dot) thực chất cũng là một dạng của đèn nền, thay vì tạo ánh sáng trắng bằng cách dùng đèn LED xanh chiếu qua một tấm phốt-pho thì sử dụng tấm lượng tử.
Sở dĩ đèn nền có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hình ảnh là vì nó đảm nhiệm vai trò phát ra ánh sáng trắng, chứa tất cả các màu trong quang phổ. Ánh sáng trắng này càng chuẩn thì màu sắc mà nó tái tạo sau khi qua tấm lọc sẽ càng chuẩn. Ở các thiết bị, việc ánh sáng của đèn nền không chuẩn thường dẫn đến hiện tượng ám xanh hoặc ám vàng màu.
Tinh thể LCD không thể chặn 100% ánh sáng
Để hiển thị màu đèn, theo lý thuyết thì tinh thể LCD phải chặn 100% ánh sáng phát ra từ đèn nền. Tuy nhiên thực tế thì không có bất kỳ loại tinh thể lỏng nào có thể làm được đều này, dẫn đến màu đen của LCD không được tốt như OLED hay Plasma.
Tinh thể LCD không thể chặn 100% ánh sáng
Để hiển thị màu đèn, theo lý thuyết thì tinh thể LCD phải chặn 100% ánh sáng phát ra từ đèn nền. Tuy nhiên thực tế thì không có bất kỳ loại tinh thể lỏng nào có thể làm được đều này, dẫn đến màu đen của LCD không được tốt như OLED hay Plasma.
Để khắc phục, các nhà sản xuất TV đã giới thiệu tính năng “làm mờ cục bộ” (local dimming). Tính năng này cho phép tắt luôn đèn nền ở những vùng nhất định, đem lại độ sâu màu đen tối đa. Tuy nhiên do phân chia theo vùng nên tuỳ theo cảnh sẽ xuất hiện sự thiếu đồng đều của độ sâu màu, cũng như phải sử dụng đến tấm nền full-array LED đắt tiền thì hiệu quả đạt được mới là cao nhất. Đó là lý do mà TV OLED với khả năng kiểm soát ở cấp độ từng điểm ảnh phụ vượt xa TV LED về khả năng hiện thị màu đen, và kéo theo đó là độ tương phản.
LCD chỉ hiển thị tốt ở độ phân giải gốc
Mỗi màn hình LCD được sản xuất ở độ phân giải nhất định và chỉ hiển thị tốt ở chính độ phân giải đó. Chẳng hạn màn hình 4K chỉ hiển thị tối ưu nhất ở độ phân giải 4K, nếu tín hiệu đầu vào của bạn thấp hơn (FullHD, HD, SD) thì chất lượng hình ảnh sẽ bị giảm xuống rõ rệt (vỡ hình, nhoè,…)
Vào thời điểm hiện nay thì trừ khi người dùng cố ý giảm độ phân giải xuống trong game PC, hiện tượng này gần như không xuất hiện nữa. Nguyên nhân là do các nhà sản xuất thường tích hợp sẵn chip upscale vào trong sản phẩm của mình (đặc biệt là TV) để giúp nội suy bất kỳ độ phân giải đầu vào nào sang độ phân giải gốc của màn hình. Dĩ nhiên, tuỳ theo chất lượng của chip mà hình ảnh cuối cùng cho ra có tốt hay không. Điển hình như khi chip xử lý upscale trong TV thường tốt hơn rất nhiều so với màn hình máy tính.
LCD chỉ hiển thị tốt ở độ phân giải gốc
Mỗi màn hình LCD được sản xuất ở độ phân giải nhất định và chỉ hiển thị tốt ở chính độ phân giải đó. Chẳng hạn màn hình 4K chỉ hiển thị tối ưu nhất ở độ phân giải 4K, nếu tín hiệu đầu vào của bạn thấp hơn (FullHD, HD, SD) thì chất lượng hình ảnh sẽ bị giảm xuống rõ rệt (vỡ hình, nhoè,…)
Vào thời điểm hiện nay thì trừ khi người dùng cố ý giảm độ phân giải xuống trong game PC, hiện tượng này gần như không xuất hiện nữa. Nguyên nhân là do các nhà sản xuất thường tích hợp sẵn chip upscale vào trong sản phẩm của mình (đặc biệt là TV) để giúp nội suy bất kỳ độ phân giải đầu vào nào sang độ phân giải gốc của màn hình. Dĩ nhiên, tuỳ theo chất lượng của chip mà hình ảnh cuối cùng cho ra có tốt hay không. Điển hình như khi chip xử lý upscale trong TV thường tốt hơn rất nhiều so với màn hình máy tính.