Hen suyễn là tên gọi dân gian của hen phế quản.
Đây là loại bệnh lý hô hấp mãn tính có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh
này thường xảy ra do cơ thể phản ứng với các dị ứng nguyên,liên quan đến các yếu
tố di truyền và các tác nhân từ môi trường bên ngoài.
Hen suyễn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh
hoạt thường ngày và các hoạt động thể lực của người bệnh. Hen suyễn là loại bệnh
không thể chữa khỏi hoan toàn nhưng nếu người bệnh tuân thủ việc điều trị đúng
cách thì có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh.
Nguyên nhân bệnh Hen suyễn
Nguyên nhân của bệnh hen xuyễn vẫn chưa thực sự
được làm rõ. Nhiều chuyên gia cho rằng tác nhân gây ra bệnh hen suyễn có sự phối
hợp giữa các yếu tố môi trường và các yếu tố di truyền. Trên lâm sàng thì việc
phơi nhiễm các dị nguyên cũng có thể là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng của
bệnh hen suyễn. Phản ứng của cơ thể trước các yếu tố khởi phát dẫn đến các triệu
chứng bất thường ở đường hô hấp như co thắt phế quản, viêm phế quản và tăng tiết
dịch nhầy.
Yếu tố dị nguyên gây hen là rất đa dạng và
khác nhau tùy theo từng bệnh nhân, bao gồm:
Nhiễm khuẩn hô hấp trên do vi khuẩn, virus
Không khí lạnh
Bụi, khói thuốc lá, hóa chất trong không khí
Mạt nhà
Xúc cảm mạnh, stress
Tập luyện thể lực
Một số loại thuốc như: ức chế beta, naproxen,
aspirin, ibuprofen,
Một số loại thức ăn và nước uống cụ thể như:
khoai tây chế biến sẵn, trái cây sấy khô, tôm, bia, rượu
Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Triệu chứng bệnh Hen suyễn
Trên lâm sàn, triệu chứng của bệnh hen xuyễn
thay đổi theo từng bệnh nhân. Người bệnh có thể thường xuyên phải đối mặt với
những cơn hen phế quản hoặc chỉ sau các yếu tố khởi phát như luyện tập thể lực.
Bệnh hen suyễn có các biểu hiện lâm sàng đặc
trưng như:
Thở nhanh, thở dốc
Ho, khạc đàm, nặng hơn khi có nhiễm trùng đường
hô hấp trên
Thở rít, thở khò khè. Đây là dấu hiệu giúp hướng
tới chẩn đoán hen suyễn ở trẻ.
Cảm giác bóp nghẹn hoặc đau ngực
Rối loạn giấc ngủ, ngáy do khó thở, ho, thở
rít xuất hiện vào ban đêm.
Trong cơn khó thở, nghe phổi có ran rít, ran
ngáy rải rác.
Khi bệnh chuyển biến nặng nề hơn thì tần suất
xuất hiện của các cơn hen suyễn sẽ trở nên dày đặc hơn, triệu chứng khó thở trở
hơn, nặng nề hơn và bệnh nhân cần phải được sử dụng thuốc cắt cơn đường hít thường
xuyên hơn.
Người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu của
một cơn hen phế quản nặng để có thể kịp thời đến các cơ sở y tế:
Thở dốc hoặc thở rít tiến triển nặng nề một
cách nhanh chóng
Triệu chứng của bệnh không thuyên giảm sau khi
đã được sử dụng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh bằng đường hít tại nhà
như albuterol.
Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân đang nghỉ
ngơi hoặc chỉ hoạt động nhẹ.
Đường lây truyền bệnh Hen suyễn
Vì hen suyễn là bệnh làm ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng cuộc sống của những người xung quanh nên nhiều người lo lắng bệnh có
thể lây nhiễm giữa người với người. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh hen suyễn
không phải là virus, vi khuẩn hay là các ký sinh trùng, cho nên đây không phải
là một bệnh truyền nhiễm. Việc dùng chung các vật dụng sinh hoạt hay tiếp xúc
thân mật với người bị bệnh hen suyễn cũng không gây bệnh cho những người xung
quanh
Các dị nguyên gây bệnh có liên quan đến các yếu
tố môi trường và yếu tố di truyền chỉ cho thấy rằng hen suyễn là bệnh có tính
chất di truyền, chứ không phải là một bệnh truyền nhiễm. Điều này có thể giải
thích cho việc có nhiều thành viên trong gia đình cùng mắc bệnh lý hen suyễn.
Để có thể giảm thiểu nguy cơ hen suyễn trong
lúc nguy cấp thì bạn có thể sử dụng máy tạo oxy owgels của công ty TNHH
thiết bị y tế Medjin theo địa chỉ sau nhé.
Địa chỉ:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ MEDJIN
Địa chỉ: Số 14, ngõ 72, Tôn Thất Tùng, Đống
Đa, Hà Nội
Hotline: 0917992556
Email: Admin{at}medjin.vn – Info{at}medjin.vn
Website: medjin.vn