Các loại vải thường được sử dụng khi may đồng phục bảo hộ khi lao động
Đồng phục bảo hộ lao động aothunvina gắn liền với sự an toàn nên chất liệu vải sử dụng để may đồng phục bảo hộ lao động luôn phải được đặc biệt chú trọng. Tùy theo từng ngành nghề mà chất liệu để may đồng phục cũng khác nhau.
Dưới đây là một số loại vải thường được may đồng phục bảo hộ lao động:
Chất liệu cotton
Vải cotton thoáng mát và có độ hút ẩm tốt. Tuy nhiên, vải cotton thường cứng nên khó tạo form dáng cho đồng phục, cùng với giá thành cao nên rất ít khi được sử dụng để may đồng phục bảo hộ lao động.
Chất liệu kaki
Do vải kaki thường cứng hơn rất nhiều các loại vải khác, vậy nên người ta thường phải pha trộn giữa vải kaki với vải thun để tạo sự co giãn nhằm giúp nhân viên dễ dàng hơn trong quá trình vận động. Đồng thời, giá thành của vải kaki tương đối phải chăng, dễ giặt ủi, không nhăn và khả năng thấm hút tốt.
Chất liệu kate
Chất liệu kate mềm, mặc mát, dễ thấm hút mồ hôi, không tạo cảm giác khó chịu khi mặc trong thời gian dài. Đồng thời, giá thành rẻ cũng là một trong những nguyên nhân các khách hàng lựa chọn sử dụng vải kate khi may đồng phục bảo hộ lao động.
Những tiêu chí không thể bỏ qua khi may đồng phục bảo hộ cho người lao động
Để đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho người mặc, bạn cần lưu ý những tiêu chí sau khi may đồng phục bảo hộ lao động.
Chất liệu may đồng phục bảo hộ lao động aothunvina
Bên cạnh các chất liệu vải được kể trên như: vải cotton, vải kaki, vải kate,… một số đồng phục bảo hộ lao động sẽ được kết hợp thêm với các lớp cách điện, cách nhiệt. Tùy vào yêu cầu môi trường sản xuất, các doanh nghiệp nên chú ý các bộ đồng phục bảo hộ cần đạt đầy đủ các thông số kỹ thuật về cách điện, cách nhiệt để bảo vệ an toàn cho người lao động.
Màu sắc đồng phục bảo hộ tại aothunvina
Môi trường làm việc là một trong những yếu tố tiên quyết để lựa chọn màu sắc cho bộ đồng phục bảo hộ lao động. Dưới đây là một trong những màu sắc tiêu biểu thường được dùng để may các loại đồng phục bảo hộ:
– Đồng phục bảo hộ lao động màu xanh dương, màu xám: thường dùng cho các ngành xây dựng, công nghiệp nhẹ,…
– Đồng phục bảo hộ lao động aothunvina màu cam, màu vàng: thường dùng cho thợ điện.
Thông thường, đồng phục bảo hộ lao động thường được dùng máu sáng, đặc biệt là trong môi trường làm việc tối, hoặc khép kín để có thể dễ dàng nhận biết người lao động nhằm tránh xảy ra tai nạn.