So với chữ cái thường, chữ hoa sáng tạo có phần phức tạp
và khó khăn với trẻ hơn. Nếu bố mẹ không biết cách dạy trẻ thì việc rèn chữ
sáng tạo qua bài thi viết chữ đẹp sẽ mất rất nhiều thời gian. Để giúp quý phụ
huynh luyện chữ hoa cho trẻ thành công. Bút mài thầy Ánh xin chia sẻ một số
kinh nghiệm hữu ích dưới đây.
1.
Tập viết chữ sáng tạo cỡ nhỏ, vừa
Để dạy chữ hoa sáng tạo cho trẻ, bố mẹ nên chuẩn bị vở
hoặc bảng con để trẻ thực hành. Trước khi bắt tay vào viết từng nét chữ. Quý phụ
huynh hướng dẫn trẻ về cấu tạo của nét chữ, cách viết chữ (quy trình viết chữ).
Bố mẹ viết mẫu chữ cái hoa lên bảng hoặc vở. Trong quá
trình viết mẫu, kết hợp nhắc lại một số điểm cần lưu ý về cách viết.
Lưu ý, nếu dạy chữ cái hoa thứ hai có nhiều điểm giống
với chữ cái hoa thứ nhất. Bố mẹ nên dựa vào điểm giống nhau và khác nhau giữa
hai chữ cái hoa. Từ đó, có thể rút ngắn thời gian hướng dẫn.
Ngoài ra, quý phụ huynh cũng cần quan tâm một số vấn đề.
Cụ thể như:
-
Hướng dẫn trẻ quan sát chữ mẫu và nhận
xét về những điểm cần lưu ý khi viết.
-
Tập xác định độ cao các chữ cái,
quy trình viết liền mạch, nối chữ.
-
Khoảng cách giữa các chữ, cách đặt
dấu thanh...
Hướng dẫn trẻ viết chữ cái hoa 2 - 3 lần. Lúc mới viết
nên tập chữ sáng tạo qua bài thi viết chữ đẹp cỡ nhỏ và vừa. Nếu trẻ vẫn còn mắc
lỗi sai. Phụ huynh phải nhận xét tỉ mỉ, uốn nắn và nhắc lại quy trình viết đúng.
Để quá trình tập viết chữ sáng tạo qua bài thi viết chữ
đẹp mang lại kết quả tốt, chữ viết đẹp và đảm bảo kỹ thuật. Bố mẹ phải luôn
luôn nhắc nhở con về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, xê dịch vở...
2. Quan sát chữ mẫu và liên tục thực hành
Khi hướng dẫn trẻ viết chữ sáng tạo, phụ huynh không
nên giảng giải nói về lý thuyết quá nhiều. Khuyến khích trẻ quan sát kỹ chữ mẫu
trên bảng con hoặc vở, sách giáo khoa. Đồng thời cần gợi ý một số câu hỏi để trẻ
suy nghĩ như:
-
Tên gọi chữ cái viết hoa này là gì?
-
Chữ cái hoa này được viết bởi mấy
nét?
-
Chữ cái hoa này có nét nào giống với
chữ cái hoa đã học trước đó?
-
Muốn viết đúng, viết đẹp cần tập
trung chú ý vào nét nào?
Hãy để trẻ quan sát chữ mẫu một cách nghiêm túc. Sau
đó viết bằng ngón tay vào khoảng không trước mặt để ghi nhớ hình dạng chữ và
quy trình viết.
Bố mẹ nên viết chữ mẫu cho con xem ở bảng hoặc vở.
Chúng có tác dụng trực quan rất cụ thể và sinh động. Giúp trẻ dễ dàng hình dung
quy trình viết để làm theo cho đúng. Bố mẹ nên viết chậm, kết hợp hướng dẫn kỹ
thuật viết chữ. Cuối cùng là để cho trẻ thực hành đi thực hành lại nhiều lần chữ
sáng tạo đó. Sau mỗi lần viết trẻ tự điều chỉnh và rút kinh nghiệm.
Luyện chữ đòi hỏi ở người viết đức tính kiên trì, nhẫn
nại. Bố mẹ nên xây dựng cho trẻ thói quen này từ nhỏ để luyện chữ sáng tạo qua
bài thi viết chữ đẹp thành công.