Bò trắng răng là gì - Ai cũng biết trừ bạn

  -  
Lo bò trắng răng là một thành ngữ mô tả những người hay lo gần lo xa những chuyện không đáng lo. Có một câu chuyện vui kể về một người đau tim nặng trú ngụ ở trong một đơn vị chung cư ở tầng dưới. Người ở tầng trên đi về trễ nửa đêm, nửa khuya có thói quen xấu là khi cởi giày liệng mạnh xuống sàn kêu cái rầm. Người tầng dưới mỗi lần nghe tiếng giày ném xuống sàn thì giật thót người lên.

Nhanh tay nắm bắt những điều HOT hiện nay: bò trắng răng là gì <<<<========

Sau một thời gian chịu không nổi, anh ta lên gặp người sống ở tầng trên và yêu cầu xin vui lòng đừng ném giày xuống sàn nữa. Người tầng trên vội vàng xin lỗi và hứa sẽ không làm như thế nữa. Tối hôm sau, người tầng trên đi làm về trễ, vẫn thói nào tật nấy, liệng chiếc giày thứ nhất xuống sàn. Lúc đó anh mới chợt nhớ ra đã hứa với người tầng dưới cho nên khi cởi chiếc giày thứ hai anh để nhẹ nhàng xuống sàn. Năm phút sau, có tiếng gõ cửa gấp rút mở cửa ra, anh thấy người tầng dưới đau khổ năn nỉ: “Ông ơi, xin ông vui lòng ném nốt chiếc giày kia xuống, tôi đang hồi hộp chờ đợi đấy.”

Image

Chúa Giê-xu đã từng nhắc nhở: “Các ngươi lo lắng thái quá có làm đời mình dài thêm một khắc hay không?” Sau đó Ngài đưa ra một bí quyết là “nhưng trước hết hãy tìm kiếm nước của Đức Chúa Trời thì ngài sẽ ban thêm cho các con mọi điều khác nữa”. Mọi điều khác nữa ở đây bao gồm nhiều thứ, không phải chỉ là tiền bạc, vật chất, may mắn nhưng là một cái nếp sống an hòa vì biết chắc rằng được Chúa bảo vệ. Chúa chăm sóc còn hơn cả những con chim sẻ, hơn cả những sợi tóc trên đầu chúng ta.

>>>> Xem thêm: tẩy trắng răng ở huế

Người VN ta thường nghe thành ngữ "Lo bò trắng răng"; nó mang ý nghĩa hoàn toàn tương đồng với thành ngữ của Tàu "Kỷ nhân ưu thiên" (Người nước Kỷ lo trời sụp).

Thời Xuân Thu, 1 học giả tên là Liệt Ngư Khấu có trước tác 1 bộ sách nhan đề là Liệt tử, trong đó kể 1 sự tích như sau :

Xưa ở nước Kỷ có 1 người không lo gì ngoài việc lo 1 ngày nào đó bầu trời sẽ sụp đổ, và lúc đó anh ta sẽ không có chỗ nương thân.

Anh ta suy nghĩ mãi mà không giải quyết được vấn đề này, do đó cứ lo lắng quên ăn quên ngủ. Sau dó, có người bảo cho anh ta biết là trời chỉ là bầu không khí thật lớn mà thôi, làm sao sụp đổ được mà lọ Người nước Kỷ này hỏi lại rằng :

Có thể bạn quan tâm: bọc răng sứ giá rẻ <<<<=======

- Nếu bảo bầu trời không sụp đổ được, nhưng mặt trời mặt trăng và các tinh tú lại không sụp đổ được sao ?

Người kia giải thích rằng :

- Mặt trời, mặt trăng và tinh tú cũng là do thể khí tích tụ lại mà thành những vật thể phát ra ánh sáng, dẫu cho mặt trời mặt trăng và các tinh tú có sụp xuống đất, cũng không gây hại gì cả cho loài người.

Image

Người nước Kỷ nghe giải thích như vậy, từ đó mới hết lo trời sụp.

Thời Xuân Thu cách chúng ta hơn 2200 năm rồi, thời đó loài người chưa có kiến thức về khoa học, do đó sự hiểu biết về vũ trụ vạn vật rất mù mờ. Dĩ nhiên lời giải thích trên không có căn cứ khoa học.

Tham khảo thêm: răng sứ cao cấp giá bao nhiêu <<<======

Tuy nhiên, câu chuyện ngụ ngôn trên muốn nói là không nên lo lắng về những thứ không thiết thực, không đáng lọ Cho nên, dù kiến thức khoa học của người xưa có sai lầm thiếu sót, thì ý nghĩa câu chuyện ngụ ngôn vẫn không bị ảnh hưởng.

Từ câu chuyện ngụ ngôn trên, chép trong sách Liệt tử, người đời sau rút ra thành ngữ "Kỷ nhân ưu thiên" để nói về người có tật lo lắng không đâu, lo cái không đáng lo, để tự chuốc lấy phiền muộn cho mình.

Một câu thành ngữ của VN rất thông dụng và hoàn toàn đồng nghĩa với "Lo trời sập" là "Lo bò trắng răng" Nghĩa đen là răng con bò bao giờ cũng trắng, mấy ai phải bận tâm đến việc mua kem đánh răng thượng hạng ngoại hạng cho trắng răng bò. Nghĩa bóng, người lo chuyện hảo huyền, hoặc bận tâm đến những việc vu vơ không đâu cả.

Thật ra chổ rắc rối là chữ TRẮNG.

nha khoa được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay: nha khoa sunshine <<<=====

Trắng đây không có nghĩa là màu trắng mà có nghĩa là KHÔNG tỉ như trắng tay, trắng gia bại sản...

Image

Hồi xưa, có một bài biên khảo "tầm nguyên" tục ngữ ca dao Việt, nay không còn nhớ ai viết, tác giả cho rằng câu tục ngữ này nguyên thủy là "lo bò trống răng", lâu ngày truyền khẩu trại ra thành trắng răng.

Tôi cũng có nghe vài người nói, "lo bò không có hàm răng" .

Mà con bò vốn dĩ không có răng ở hàm trên, cho nên tôi tin cái câu " Lo bò trống răng" nhiều hơn là "Lo bò trắng răng".