1. Nguyên nhân khiến vùng chân răng giả bị hôi
Đối với hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng đã mất được nhiều người
lựa chọn vì có chi phí khá thấp. Tuy nhiên, sử dụng hàm giả tháo lắp lâu
ngày có thể gây ra các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là mùi hôi khó
chịu ở vùng chân răng và khoang miệng. Nguyên nhân là do:
Thông tin hữu ích nhất hiện nay: gắn răng sứ bị hôi <<<<=====
[*]Răng giả được chế tạo từ vật liệu chính là nhựa. Sau một thời gian sử
dụng, các dung dịch trong khoang miệng ngấm vào nhựa gây nên mùi hôi
khó chịu.
[*]Quá trình thực hiện hàm tháo lắp không chuẩn xác, răng giả không
chuẩn với dấu hàm, tạo ra các kẽ hở ở chân răng, tạo điều kiện thuận lợi
cho các mảng bám thức ăn tích tụ, vi khuẩn sinh sôi gây hôi vùng chân
răng.
[*]Không tháo hàm để vệ sinh sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, khiến
răng giả có mùi hôi khó chịu và viêm nhiễm những răng kế cận.
Đối với cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng giả cố định nhằm thay thế một hoặc
một vài răng đã mất bằng cách mài 2 răng thật kế cận để làm trụ nâng đỡ
dãy cầu sứ. Tuy cầu răng sứ có thể phục hồi khả năng ăn nhai và thẩm mỹ
của răng tốt hơn hàm giả tháo lắp. Nhưng sau một thời gian sử dụng, vẫn
có nhiều trường hợp răng giả gây hôi miệng, đặc biệt là bị hôi vùng
chân răng khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp. Nguyên nhân có thể là
do:
Có thể bạn quan tâm: bọc răng sứ giá bao nhiêu <<<<=====
[*]Quá trình bắc cầu răng sứ không đúng kỹ thuật, gây hở nhịp cầu, thức ăn dễ bám vào phía trong mão răng và cùi răng thật.
[*]Răng chế tác quá rộng, dễ bị lệch, tạo ra những khoảng trống với cùi răng.
[*]Ăn thức ăn cứng khiến cầu răng bị kênh lệch so với trụ răng thật,
hình thành những kẽ hở, bám đọng thức ăn giữa cầu răng và hàm.
[*]Trụ răng thật bị mài mòn quá nhiều gây ảnh hưởng đến men răng và tuỷ
răng, khiến răng nhạy cảm, dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng như viêm
nha chu, viêm nướu.
[*]Răng kim loại bị oxy hoá sau thời gian sử dụng, gây kích ứng nướu và khiến chân răng có mùi hôi
Một số nguyên nhân khác
[*]bị thương, lở loét trong vòm miệng do răng cắn phải trong quá trình ăn nhai.
[*]Uống ít nước hoặc thường xuyên bỏ bữa, khiến khoang miệng ít tiết nước bọt, gây khô miệng và hôi miệng.
[*]Các bệnh lý răng miệng chưa được điều trị dứt điểm trước khi trồng
răng giả, lâu ngày bệnh phát triển trong vòm miệng, gây ra các mùi hôi
khó chịu.
[*]Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, không sử dụng chỉ nha khoa làm sạch thức ăn.
[*]Mắc các bệnh về đường tiêu hoá hoặc có tiền sử bị hôi miệng.
[*]Thường xuyên hút thuốc lá hoặc ăn nhiều thực phẩm ngọt, béo.
>>>> Xem thêm chi tiết: bọc răng sứ giá rẻ tại hà nội
2. Các phương pháp khắc phục răng giả bị hôi hiệu quả
Vùng chân răng giả bị hôi kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến công việc cũng
như sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, khắc phục tình trạng răng giả có mùi
hôi càng sớm càng tốt là điều rất cần thiết. Những phương pháp giúp bạn
khắc phục vùng hôi chân răng giả là:
Thay hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ mới
Nếu mùi hôi khó chịu xuất phát từ những chiếc răng giả mà bạn đang sử
dụng, bạn cần phải đến ngay các cơ sở nha khoa để tìm hiểu nguyên nhân
và thay thế bằng một bộ hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ mới.
Tuy nhiên, việc thay mới hàm giả tháo lắp chỉ giúp bạn giải quyết tạm thời những vấn đề gây hôi miệng. Do tính chất của hàm giả làm từ nhựa nên hàm vẫn sẽ lại bị hôi khi ngấm các dung dịch có trong miệng sau một thời gian sử dụng.
Tương tự, với phương pháp trồng răng giả bằng cầu răng sứ, nếu các trụ răng mắc các bệnh lý gây hôi miệng thì thay cầu răng mới cũng không thể khắc phục triệt để tình trạng răng giả gây hôi miệng. Ngoài ra, cầu răng sứ chỉ được cố định trên hàm bằng keo nha khoa, nên vẫn có thể bị lệch khi ăn nhai, tạo ra những kẽ hở bám đọng thức ăn.
Ngoài ra, cả hai kỹ thuật phục hình răng hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ chỉ là phương án trồng răng giả nhất thời, đều không thể thay thế chân răng đã mất. Xương hàm tại vị trí mất răng nếu lâu ngày không được tác động lực nhai sẽ bị tiêu đi, nướu bị teo lại, gương mặt lão hóa và chảy xệ.
Có thể bạn chưa biết: bọc răng sứ có đau không <<<<=====
trụ Implant vào bên trong xương hàm tại vị trí mất răng. Trụ được làm từ Titanium, sau khi tích hợp vững chắc với xương hàm, bác sĩ sẽ gắn khớp nối Abutment và thân răng sứ lên trên.
Cấy ghép Implant giúp khắc phục triệt để tình trạng răng giả gây hôi miệng. bởi, chất liệu cấu tạo răng an toàn với cơ thể nên trồng Implant không gây mùi hôi. bề mặt răng có khả năng chống dính các mảng bám thức ăn, ngăn cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển. Ngoài ra, răng Implant được trồng hoàn toàn độc lập, không cần phải mài mòn 2 răng kế cận, giảm thiểu nguy cơ mất thêm răng cũng như các bệnh lý nha khoa như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng...
Trụ Implant sau khi tích hợp với xương hàm sẽ thay thế chân răng thật, tác động lực nhai của răng lên xương hàm vị trí mất răng, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, hóp má, nhăn da và lão hóa khuôn mặt. Ngoài ra, răng Implant tuổi thọ rất cao, lên đến 20 năm , thậm chí vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.
3. Cách chăm sóc răng miệng sau khi trồng răng giả
[*]Chải sạch răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
[*]Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn dư thừa trên các kẽ răng và chân răng.
[*]Hạn chế ăn nhiều chất béo và đồ ngọt.
>>>>> Nha khoa uy tín nhất hiện nay: nha khoa sunshine
[*]Không hút thuốc lá.
[*]Uống 2 lít nước mỗi ngày và ăn đủ bữa để miệng và tuyến nước bọt luôn hoạt động, giữ miệng luôn ẩm ướt.
[*]Khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
[*]Điều trị các bệnh về đường tiêu hoá gây hôi miệng nếu có.
[*]Cạo vôi răng 6 tháng/ lần.
Vùng chân răng giả bị hôi có thể khắc phục hoàn toàn bằng cách chăm sóc răng miệng cùng lựa chọn phương pháp trồng răng giả phù hợp. Vì vậy, trước khi phục hình răng đã mất, bạn nên thăm khám, tham vấn ý kiến bác sĩ và lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín để hạn chế các tình trạng ê buốt, viêm nhiễm, răng giả gây hôi miệng sau khi trồng răng.