Thời kỳ hậu sản là khoảng thời gian sáu tuần đầu sau sinh. Đó là khoảng thời gian đặc biệt bởi cơ thể bạn bắt đầu trở lại trạng thái trước khi mang thai. Bạn có thể gặp phải các tình trạng đau và kiệt sức khác nhau, gây ra nhiều sự bất tiện trong sinh hoạt cũng như chăm sóc em bé, một trong số đó có thể kể đến bao gồm chứng đau bụng dưới sau sinh. Tìm hiểu những nguyên nhân gây đau bụng dưới sau sinh giúp các mẹ có kế hoạch chăm sóc sức khỏe được tốt nhất.
Nguyên nhân gây đau bụng dưới ở phụ nữ sau sinh
Nguyên nhân gây nên tình trạng này bao gồm cả nguyên nhân sinh lý bình thường và những nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý. Các mẹ cần nắm rõ những nguyên nhân gây đau bụng dưới sau sinh để có cách xử lý cho phù hợp.
Do sự co thắt tử cung
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng đau bụng dưới sau sinh là do sự co thắt tử cung. Hầu hết sản phụ sẽ trải qua những cơn đau dữ dội nhất trong tuần đầu khi sinh. Khi mang thai, tử cung của người mẹ sẽ giãn nở theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Sau khi sinh xong, tử cung sẽ co thắt để trở về kích thước ban đầu. Việc co thắt này sẽ vô tình gây ra những cơn đau bụng dưới sau sinh khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi.
Cơn đau sẽ trở nên mạnh hơn khi mẹ cho con bú, vì điều này sẽ kích thích giải phóng oxytocin, một loại hormone kích thích tử cung co bóp. Tuy nhiên, cho con bú cũng là cách giúp tử cung của mẹ nhanh chóng được thu hồi về trạng thái ban đầu.
Do bế sản dịch sau sinh
Sản dịch sau sinh bao gồn là màng rau, niêm mạc cổ tử cung và dịch từ âm đạo bong ra sau khi em bé chào đời. Thông thường, tử cung sẽ co bóp để tống xuất sản dịch ra bên ngoài tuy nhiên trường hợp sản dịch không thể thoát ra ngoài và bị ứ đọng lại trong tử cung thì sẽ gây ra tình trạng ứ tắc sản dịch sau sinh và khiến mẹ bị đau bụng dưới.
Do vết mổ lấy thai
Đối với những mẹ sinh mổ thì tử cung và thành bụng phải chịu vết thương rất lớn và cần nhiều thời gian để hồi phục. Quá trình lành vết mổ còn tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng mẹ. Do đó khi vết thương còn chưa lành sẽ khiến các mẹ phải chịu những cơn đau ở vùng bụng dưới nhất là khi mẹ hắt hơi, ho hay thậm chí đứng lên, ngồi xuống,…
Do nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm đường tiết niệu sau sinh là do vi khuẩn xâm nhập vào khi mẹ sinh con hoặc do việc vệ sinh vùng kín của mẹ chưa kỹ càng, gây ra đau bụng dưới. Hiện tượng đau bụng dưới sau sinh sẽ còn xảy ra do bàng quang của mẹ bị chèn ép khi mang thai và vẫn chưa lấy lại kích cỡ ban đầu, khiến mẹ đi tiểu ít, đau rát và buồn tiểu thường xuyên.
Chữa đau bụng dưới sau sinh bằng cách nào?
Nếu đau bụng dưới dữ dội kèm thêm sốt cao trên 39 độ C và nước ối thâm lại có mùi hôi thì phải đi khám bác sĩ và điều trị. Với những biểu hiện nhẹ thì để khắc phục đau bụng dưới sau sinh mẹ cần thực hiện những việc sau:
- Rrau xanh để tránh tình trạng táo bón sau sinh, nguyên nhân khiến vùng bùng dưới của mẹ đau căng tức đo khó tiêu hóa.
- Nên đúng dậy đi lại nhẹ nhàng trong nhà, căn cứ vào tình trạng sức khỏe mà tăng dần số lượng hoạt động. Mẹ không nên nằm một chỗ quá lâu.
- Cách giảm đau bụng dưới sau sinh bằng gối có thể sẽ giúp mẹ có tư thế thoải mái hơn khi nằm ngủ. Kê gối dưới vùng bụng dưới nơi mẹ đau cũng sẽ giúp cải thiện cảm giác khó chịu của mẹ.
- Massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng tuy nhiên cần thực hiện đúng cách để tránh tổn thương đến vết mổ của mẹ.
- Không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì lượng thành phần trong các loại thuốc này có thể sẽ khiến nguồn sữa mẹ bị ảnh hưởng.
- Nếu đau bụng dưới dữ dội kèm thêm sốt cao trên 39 độ C, buồn nôn, khó thở, tức ngực, tiết dịch âm đạo bất thường, chảy máu âm đạo quá nhiều và máu có màu đỏ tươi thì mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám.
Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung các dưỡng chất cho mẹ đặc biệt là sắt và canxi cho mẹ sau sinh bằng các thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày và viên uống để cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết cho cơ thể sau sinh mẹ nhé!
Có thể thấy, đau bụng dưới sau sinh là tình trạng rất nhiều mẹ gặp phải. Ngoài việc chăm sóc cho em bé, bạn cũng cần để ý đến sức khỏe và những thay đổi của bản thân sau sinh. Khi thấy cơ thể có biểu hiện bất ổn, bạn cần thăm khám ngay để được chẩn đoán, điều trị. Chúc mẹ có sức khỏe tốt để chăm sóc con thật tốt!