Khi
uống sữa bầu bị tiêu chảy, khiến cho mẹ bầu có tâm lý hoang mang, không biết nên làm sao để vừa bảo vệ hệ tiêu hóa mà vẫn bổ sung được dưỡng chất cho cơ thể. Hướng dẫn các mẹ
các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu giúp khắc phục tình trạng này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và không ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Uống sữa bầu bị tiêu chảy có sao không?
Trong quá trình mang thai, việc bổ sung sữa bầu là một phần trong chế độ ăn uống để đảm bảo thai nhi phát triển tối ưu và mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi uống sữa bầu nhiều mẹ có triệu chứng bị tiêu chảy với các dấu hiệu bà bầu hay gặp như: đau bụng xung quanh rốn, đôi khi đau dữ dội và thường kèm theo mót đi ngoài phân lỏng hoặc nặng hơn mẹ có thể nôn ói nhiều. Mẹ bầu thường có sức đề kháng kém nên tình trạng tiêu chảy sẽ bị nặng hơn, mức độ nguy hiểm cũng cao hơn cho cả mẹ lẫn thai nhi.
Tiêu chảy nhiều ngày có thể khiến mẹ mất nước, mệt mỏi, rối loạn điện giải. Không chỉ tác động đến sức khỏe và cuộc sống của mẹ mà bé cũng bị ảnh hưởng không ít vì bé có thể bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển và nguy hiểm hơn nữa có thể gây sinh non.
Nếu gặp những dấu hiệu sau đây, bà bầu cần đi khám ngay:
- Tiêu chảy nghiêm trọng từ 2 ngày trở lên
- Tiêu chảy kèm theo nôn mửa và sốt.
- Phân lẫn máu.
- Tiêu chảy kèm theo đau bụng dữ dội.
- Không tiểu được hoặc tiểu rất ít trong khoảng hơn 5 giờ.
Phải làm sao khi mẹ uống sữa bầu bị tiêu chảy?
Sau đây là những cách khắc phục uống sữa bầu bị đau bụng, tiêu chảy
Uống sữa đúng lượng cho phép
Thói quen uống sữa quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy khi uống sữa bầu. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu chỉ nên uống một lượng sữa vừa phải theo chỉ định của bác sĩ, trung bình từ 250 – 500 ml sữa bầu mỗi ngày.
Khi uống phải chậm rãi, từ từ từng ngụm, không nên uống vội sẽ làm cơ thể quá tải, hấp thu không kịp, gây đau bụng, khó tiêu dẫn đến hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, thời điểm thích hợp để uống sữa bầu là trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ.
Tiệt trùng dụng cụ pha sữa trước khi sử dụng
Các đồ dùng để pha sữa bầu như muỗng, ly, ấm nước… rất dễ nhiễm khuẩn do đó trước mỗi lần pha sữa mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tốt nhất mẹ nên tiệt trùng dụng cụ trước khi pha để đảm bảo an toàn nhé. Sau mỗi lần uống sữa, mẹ cũng nên vệ sinh các dụng cụ sạch sẽ tránh để sữa thừa trong cốc, chén có thể khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều và ảnh hưởng tới những lần uống sữa sau.
Thay thế sữa bầu bằng các loại sữa khác
Đối với những mẹ bị tiêu chảy do không dung nạp được đường lactose trong sữa bầu thì có thể thay thế bằng các loại sữa khác. Mẹ có thể chọn sữa bầu không chứa lactose có bán sẵn tại cửa hàng. Loại sữa này vẫn cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ của mẹ và đảm bảo không có đường sữa.
Ngoài ra, mẹ có thể uống các loại sữa hạt như sữa hạt nhân, sữa óc chó, sữa điều bí đỏ… cũng bổ sung dưỡng chất tốt cho cơ thể như bổ sung sắt, canxi, chất xơ, DHA cho bà bầu, cải thiện hệ tiêu hóa và không gây tiêu chảy.
Chọn loại sữa bầu uy tín, chất lượng cao
Khi chọn mua các loại sữa bầu sử dụng trong thai kỳ, các mẹ nên chú ý tới nguồn gốc xuất xứ của loại sữa đó. Sữa bầu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc sữa hết hạn có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ khi uống. Mẹ không chỉ bị tiêu chảy mà còn có thể ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, đây là điểm mấu chốt khi chọn mua sữa các mẹ nên lưu ý.
Mẹ nên lựa chọn mua sữa bầu chất lượng từ các thương hiệu phổ biến trên thị trường, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại các siêu thị hoặc cửa hàng mẹ và bé uy tín.
Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung men vi sinh
Mẹ bầu cần thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, nói không với rượu bia, ăn chín uống sôi và không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn các món gỏi, tiết canh hay thịt tái sống,… Hạn chế ăn uống ở hàng quán để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm, đảm bảo đường ruột luôn khỏe mạnh để tiêu hóa tốt các chất dinh dưỡng có trong sữa bầu.
Qua bài viết trên đã chia sẻ nguyên nhân của việc uống sữa bầu bị tiêu chảy và cách xử lý an toàn, hiệu quả. Hy vọng mẹ sẽ bổ sung sữa bầu đúng cách và có một thai kỳ khoẻ mạnh.