Chuột rút là hiện tượng thường gặp ở bà bầu, nhất là khi mang thai 3 tháng cuối. Chuột rút thường không gây nguy hiểm và thường tự hết sau khi sinh em bé, tuy nhiên nó gây đau nhức cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt của người mẹ. Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu nguyên nhân
bà bầu bị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối và làm sao để cải thiện hiệu quả.
Bà bầu 3 tháng cuối bị chuột rút nguyên nhân do đâu?
Mặc dù bạn không thể loại bỏ được hoàn toàn chứng chuột rút với các bà bầu nhưng ngăn ngừa và giảm các triệu chứng sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trước tiên, bạn phải thật sự hiểu các bà bầu bị chuột rút xuất phát từ lý do nào?
- Thiếu chất: Nhu cầu về dinh dưỡng của mẹ bầu và thai nhi ngày càng tăng đặc biệt khi tiến tới giai đoạn cuối thai kỳ. Trong đó, canxi, magie, kali đều là những dưỡng chất liên quan tới sự co rút cơ bắp, nếu không được bổ sung đầy đủ dễ dẫn tới các rối loạn co cơ sinh ra chuột rút. Ngoài ra, mẹ bầu thiếu canxi sẽ khiến cơ thể rút canxi từ trong xương, kéo dài gây ra các bệnh lý về xương khớp sau sinh.
- Tăng cân: Cân nặng của thai nhi tăng từng ngày khiến cho mẹ cũng tăng cân nhanh chóng. Trọng lượng của cơ thể và kích thước của thai nhi gây áp lực tới hệ thần kinh, mạch máu và khiến mẹ thường xuyên bị chuột rút trong tháng cuối.
- Tuần hoàn máu kém: Khi mẹ mang thai, thể tích máu tăng lên và quá trình tuần hoàn máu chậm lại, gây ra hiện tượng bà bầu 3 tháng cuối bị chuột rút bên cạnh các nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân, xuất hiện cục huyết khối…
- Mất nước: Quá trình mang thai khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn, nếu không kịp thời bù nước và điện giải sẽ khiến cơ thể mẹ mất nước, muối, khoáng và điện giải của cơ thể, dẫn tới chuột rút.
- Tác nhân bệnh lý: Ngoài những thay đổi sinh lý, phụ nữ mang thai cũng có thể bị chuột rút do các tác nhân bệnh lý khác.
Cách khắc phục chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối
Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa và cải thiện tình trạng chuột rút khi mang thai:
Các biện pháp cải thiện lâu dài
- Tắm nước ấm để cơ thể thư giãn, kết hợp massage nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu hiệu quả.
- Ngâm chân với thảo dược hoặc sử dụng nguyên liệu tự nhiên như gừng để giúp các cơ bắp thư giãn, hỗ trợ tuần hoàn máu để giảm nhanh cảm giác đau nhức, giúp mẹ thoải mái hơn.
- Khi làm việc hay nghỉ ngơi, cần tránh giữ một tư thế quá lâu mà hãy đứng lên vận động nhẹ nhàng, thay đổi tư thế để tránh chuột rút.
- Tham gia các lớp tập thể dục, yoga cho bà bầu, đi bộ đều… để giúp lưu thống máu cơ, phòng ngừa chuột rút chân và chuột rút bụng tái phát.
- Uống nhiều nước để bổ sung thêm nước cho cơ thể, tránh tình trạng cơ thể mất nước và mất cân bằng điện giải.
- Cung cấp thêm dinh dưỡng từ thực phẩm kết hợp bổ sung sắt canxi DHA cho bà bầu loại nào tốt từ viên uống mỗi ngày để phòng tránh tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, thiếu canxi trong thai kỳ.
Các biện pháp xử lý chuột rút tức thời
Khi thấy hiện tượng bà bầu 3 tháng cuối bị chuột rút cần thực hiện ngay các bước xử lý như sau:
- Căng cơ, duỗi chân thẳng sau đó co chân lại và duỗi chân nhiều lần để giảm đau, giúp máu lưu thông.
- Nếu chuột rút vùng bụng mẹ có thể tắm nước ấm hoặc dùng túi chườm giảm đau.
- Đi bộ, hoạt động nhẹ nhàng để giãn cơ và xoa dịu cơn đau nhức do chuột rút gây ra.
- Xoay nhẹ các ngón chân, mắt cá chân.
- Xoa bóp massage với dầu dưỡng hoặc dầu nóng để cơn đau thuyên giảm.
Hiện tượng bà bầu bị chuột rút rất phổ biến và sẽ tự chấm dứt sau sinh, mẹ bầu không nên cảm thấy quá lo lắng. Tuy nhiên trong một số trường hợp chuột rút có thể gây đau dữ dội do máu đông làm tắc nghẽn mạch. Khi thấy hiện tượng đau nặng, đau dai dẳng, chân bị sưng đỏ thì mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, giảm nguy cơ bị biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng. Chúc mẹ có sức khỏe tốt để đón chào em bé bình an!