Thực đơn cho bà bầu dư ối nên ăn gì?

  -  
Dư ối chủ yếu xuất hiện tư tuần thứ 30 nhưng cá biệt có một số bà bầu bị dư ối từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng có thể giúp bà bầu cải thiện tình trạng dư ối. Vậy thực đơn cho bà bầu dư ối nên ăn gì và kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu cách chăm sóc mẹ bầu an toàn và hiệu quả nhất nhé.

Nguyên nhân gây dư ối khi mang thai

Nước ối có chức năng cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi. Nước ối vượt qua ngưỡng 2000ml thì được gọi là dư ối và nó sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Nguyên nhân khiến bà bầu bị dư ối gồm có:
  • Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
  • Bà bầu mang thai đôi và sự trao đổi chất giữa 2 bào thai bị mất cân bằng khiến 1 bào thai có nhiều nước ối hơn bào thai còn lại.
  • Thai nhi không tiếp tục uống nước ối gây dư thừa.
  • Thiếu máu ở bà bầu, bà mẹ và thai nhi không có cùng nhóm máu, bị nhiễm trùng bào thai

Triệu chứng và hậu quả khi bà bầu bị dư ối

Các triệu chứng của dư ối bao gồm:
  • Bụng to bất thường, thai nhi không quay đầu và khó nghe tim thai
  • Vòng bụng có số đo >100cm, thường bị đau bụng, khó thở, da bụng căng bóng
  • Có ít nước tiểu, chi dưới và âm hộ có dấu hiệu bị sưng
  • Tĩnh mạch giãn có thể khiến bà bầu bị trĩ
Dư ối có thể không làm thai kỳ bị ảnh hưởng nhưng cũng có thể gây ra những hậu quả lớn. Các hậu quả khi bà bầu bị dư ối gồm có:
  • Vỡ màng ối sớm khiến thai nhi bị chào đời sớm hơn dự định. Sinh thiếu ngày khiến thai nhi chậm phát triển, thậm chí còn có thể khiến xương bị dị tật ngay khi mới chào đời.
  • Tăng nguy cơ thai chết lưu hay xuất huyết sau sinh.
  • Tăng nguy cơ bà bầu bị sinh ngược, chảy máu âm đạo và những bệnh khác ở tử cung.

Thực đơn cho bà bầu dư ối nên ăn gì?

Khi đi thăm khám, nếu được chẩn đoán có dấu hiệu dư ối, mẹ bầu cần phải quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý. Theo đó, chế độ ăn hằng ngày của mẹ bầu bị dư ối cần có:
  • Thực phẩm chứa tinh bột: Mỗi ngày bà bầu cần được bổ sung khoảng  2.300 – 2.400 calo, tương đương với 1 – 2 bát cơm hoặc bún, miến, phở, ngũ cốc ăn liền,…
  • Thực phẩm giàu đạm: Các loại thịt, trứng, hải sản,… Đây là nguồn cung cấp protein quý giá, đa dạng, hàm lượng protein cao. Ngoài ra các loài thực vật như ngô, bông cải xanh, măng tây, măng cụt, chuối,… cũng có thể cung cấp một lượng protein nhất định.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Các loại chất béo lành mạnh, tốt cho bà bầu bị dư ối gồm có ngô, đậu tương, dầu hướng dương, dầu hạt lanh, dầu lạc, cá hồi, quả bơ,…
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Các loại thực phẩm có chứa sắt và axit folic cho bà bầu, canxi, DHA, magie,… như quả hạch và hạt, động vật có vỏ, rau có lá màu xanh đậm, nội tạng động vật, trứng, các loại đậu, sữa và chế phẩm từ sữa, quả mọng (dâu tây, việt quất, mâm xôi,…). Đồng thời quả mọng cũng bổ sung kali, magie và mangan rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
>>xem thêm: thời gian uống sắt canxi và DHA cho bà bầu

Bà bầu dư ối không nên ăn gì?

  • Bà bầu dư ối không nên ăn các loại trái cây có chứa nhiều nước như dứa, dưa hấu, cam, quýt, bưởi,… để tránh tạo thêm nước ối trong tử cung.
  • Hạn chế ăn canh rau cải vì loại rau này có chứa nhiều nước.
  • Không ăn mặn, thức ăn chế biến sẵn.
  • Mỗi ngày chỉ uống khoảng 2.5l nước, không nên uống nước nhiều như lúc chưa bị dư ối.

Bà bầu dư ối là trường hợp hiếm và ít gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu bạn khó ngủ, khó thở, thường xuyên phải vật lộn trên giường, chiếc bụng quá lớn so với tuần thai thì hãy đi kiểm tra gấp nhé. Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ bà bầu dư ối nên ăn gì và không nên ăn gì. Chúc bạn mẹ tròn con vuông.