Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu) là thời điểm nhạy cảm đối với mẹ bởi cơ thể có những thay đổi để dần thích nghi với việc mang thai. Tìm hiểu 7 dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu mẹ nên biết trong bài viết dưới đây.
7 dấu hiệu thai nhi phát triển khỏe mạnh 3 tháng đầu
Dưới đây là những dấu hiệu thai phát triển tốt trong ba tháng đầu bà bầu nên nắm được:
Xuất hiện triệu chứng ốm nghén:
Ốm nghén là biểu hiện điển hình hầu hết mẹ bầu sẽ trải qua trong giai đoạn mang thai. Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn, có cảm giác buồn nôn, bị nôn và nhạy cảm với mùi vị. Tình trạng này sẽ giảm dần ở tháng thứ 4, xong, nếu nghén nặng hơn thì mẹ cần đi thăm khám và nhận hỗ trợ từ bác sĩ để không ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.
Tăng cân ổn định:
Mẹ tăng cân đều cho thấy thai nhi hấp thụ dinh dưỡng và phát triển tốt. Cụ thể, mẹ có thể trạng bình thường thì ở thời gian 3 tháng đầu, trung bình mỗi tuần mẹ sẽ tăng cân khoảng 0,3-0,5 kg.
Bé có các chỉ số phát triển bình thường:
Mốc khám thai quan trọng trong 3 tháng đầu từ 8-13 tuần, thời gian này, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, siêu âm kiểm tra sức khỏe của bé. Mẹ lưu ý các chỉ số nằm trong mức bình thường cũng là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu.
Mẹ luôn cảm thấy bị nhức mỏi cơ thể:
Tử cung của mẹ sẽ tăng thể tích khi mang thai để phù hợp với sự phát triển của bé gây sức ép đến các khu vực xung quanh. Do đó, mẹ sẽ cảm thấy nhức mỏi, đau lưng, tê chân,…trong suốt thời gian mang thai, nhất là càng về những tháng cuối.
Vòng bụng lớn hơn đi kèm căng tức ngực:
Em bé phát triển đầy đủ đồng thời thể tích nước ối, bánh nhau, thể tích máu cũng như sự tăng cân tự nhiên làm vòng bụng mẹ lớn dần lên. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ thấy hiện tượng ngực căng tức bởi cơ thể bắt đầu quá trình tiết sữa non.
Mẹ có chỉ số đường huyết, sắt và canxi ổn định:
Đường huyết quá cao là biểu hiện tiểu đường thai kỳ, đường huyết thấp cho thấy mẹ không cung cấp đủ chất. Bởi vậy, mẹ duy trì được lượng đường huyết ổn định là tín hiệu tốt khi mang thai. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý đến chỉ số sắt và canxi để tránh bị thiếu hụt.
Mẹ có cảm giác buồn tiểu thường xuyên:
Thai nhi phát triển sẽ gây chèn ép các cơ quan xung quanh, trong đó có thận và bàng quang sẽ kích thích mẹ buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn.
Cách chăm sóc mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu
Chế độ ăn và viên uống bổ sung khi mẹ mang thai 3 tháng đầu
Khi mang thai, Mẹ nên ăn thêm bao nhiêu khoảng 300 calo/ ngày với đầy đủ 4 nhóm chất chính như chất đường bột, chất đạm, chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Theo khuyến cáo, mẹ nên cung cấp khoảng 400g trái cây và rau củ mỗi ngày. Đồng thời, hàm lượng axit folic cũng cần chú trọng, bổ sung axit folic 400mcg/ngày sẽ ngăn ngừa tới 70% dị tật thai nhi bẩm sinh.
Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng thêm viên uống bổ sung sắt ở liều lượng hợp lý ngay từ những ngày đầu thai kỳ, viên canxi thì nên bắt đầu dùng từ tháng thứ 4. Mẹ lưu ý lựa chọn sản phẩm chính hãng tại địa điểm uy tín, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và ưu tiên sử dụng viên uống hữu cơ dễ hấp thụ để tránh nóng trong, táo bón.
>>xem thêm: thuốc
DHA bầu giúp em bé thông minh ngay từ trong bụng mẹ
Duy trì thói quen sinh hoạt tốt khi mẹ mang thai 3 tháng đầu
Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý những điều sau để mẹ có thể mang thai khỏe mạnh, nhẹ nhàng hơn trong 3 tháng đầu tiên này:
- Uống đủ nước mỗi ngày (2,5-3 lít nước) và đảm bảo ngủ đủ giấc, không thức quá khuya hay làm việc quá sức.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đi lại và vận động mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng hay tập yoga ở mức độ vừa phải.
- Giữ tinh thần thư giãn, thoải mái, nên tìm hiểu trước về trầm cảm sau sinh, tránh căng thẳng, stress.
- Tuyệt đối không uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích, hạn chế một số loại đồ uống như cà phê, nước ngọt có gas,…
Trên đây là những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mà các mẹ có thể tham khảo. Giai đoạn 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi thật tốt để có một thai kỳ khỏe mạnh, an tâm. Chúc mẹ luôn giữ vững sức khỏe tốt, em bé phát triển toàn diện chờ ngày chào đời thành công!