Trước khi sinh các chị em thường nghe nhiều thông tin về ngực sau sinh
sẽ bị chảy xệ, làm chị em lo lắng. Vậy làm sao để ngực không bị chảy xệ
sau sinh? Hãy xem ngay 8 cách giữ ngực không bị chảy xệ sau khi sinh sau
đây sẽ giúp bạn phòng ngừa và hạn chế tình trạng ‘xuống cấp” của ngực,
giúp bạn luôn có bộ ngực đầy đặn và căng mịn nhé.
1. Nguyên nhân ngực bị chảy xệ sau sinh
- Trong quá trình mang thai và cho con bú
Nội tiết tố nữ tăng mạnh, giúp tuyến vú phát triển thúc đẩy sự phát
triển của tuyến sữa ở bầu ngực. Tuy nhiên do trong thời gian ngắn mà
ngực bỗng nhiên phát triển nặng hơn, to hơn nhiều.
Điều này khiến collagen dưới da vùng bầu ngực bị đứt gãy, lỏng lẻo
trong khi collagen và elastin là thành phần đóng vai trò quan trọng làm
bộ khung chống đỡ cho da luôn săn chắc mịn màng, cho nên da bị căng thậm
chí rạn da, trở nên kém đàn hồi hơn.
- Trong quá trình cai sữa và sau cai sữa
Sau khi cai sữa, tuyến sữa ngừng phát triển cung cấp sữa cho bé nên
ngực nhanh chóng bị xẹp xuống, lớp da bị kéo căng trong quá trình mang
thai và cho con bú trở nên chùng nhão, khiến ngực biến dạng sau khi cai
sữa, trở nên chảy xệ.
Ngực cấu tạo không bao gồm cơ mà chỉ có
dây chằng nâng đỡ và mô mỡ. Trong quá trình mang thai tăng có khi lên
đến chục cân khiến ngực phát triển to hơn nhiều.
Sau khi sinh,
lượng nội tiết tố nữ sụt giảm trở lại bình thường, cân nặng giảm xuống
nhanh chóng khiến ngực bị tiêu hụt mỡ, mô mỡ teo lại kéo theo bầu ngực
chảy xệ.
- Các nguyên nhân khác
Cung cấp thực phẩm
không đủ chất dinh dưỡng, sử dụng thuốc, chất kích thích, tư thế đi
đứng, nằm… mà không đúng cũng dẫn đến hiện tượng ngực bị xệ sau khi
sinh.
Chưa kể trong khi cho con bú, tác động của bé, thói quen
không mặc áo ngực, cho bé bú không đều hai bên, bé dứt nghiến đầu ti
khiến ngực bị kéo trễ và chảy xệ.
>>> XEM THÊM: Làm thế nào để ngực hết chảy xệ?
2. Làm sao để ngực không bị chảy xệ sau sinh?
Những cách giữ ngực không bị chảy xệ sau khi sinh sau đây sẽ giúp các
mẹ trả lời câu hỏi này! Nhất định các mẹ phải biết 8 cách này để ngực
không chảy xệ sau sinh, bầu ngực luôn săn chắc, căng tròn mà không bị
nhão.
- Mang áo ngực ngay cả khi cho con bú
Việc
cho con bú tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khiến các mẹ vô cùng vất
vả và mệt mỏi, kèm theo đó khi cho con bú phải thường xuyên kéo áo ngực
lên xuống khiến nhiều mẹ bỏ luôn việc mặc áo ngực để có thể thoải mái
cho cả mẹ cả con.
Tuy nhiên do ngực khi mang thai và khi cho con
bú phát triển tuyển sữa rất mạnh khiến ngực to và nặng hơn rất nhiều,
việc thả rông không mặc áo ngực trong thời gian dài khiến ngực dễ dàng
bị chảy xệ do ngực bị kéo trễ xuống. Chưa kể tác động của bé lúc bú có
thể kéo giãn da bầu ngực của mẹ khiến ngực càng bị chùng nhão.
Vậy nên để ngực không chảy xệ sau sinh, các mẹ cần phải đeo áo ngực cả
khi cho con bú. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu áo ngực hỗ trợ
cho các mẹ việc này.
- Tư thế đúng khi cho con bú tránh chảy xệ
Khi cho con bú, các mẹ giữ đúng tư thế ngồi thoải mái hoặc nằm nghiêng
về phía bé, một tay ôm con tay kia nâng giữ bầu ngực, hướng mặt bé về
phía bầu vú, cho bụng bé áp sát vào người mẹ tránh cho trẻ dứt đầu ti
kéo giãn và làm nhão vùng da quanh đầu ti bằng cách cho bé ngậm sâu hết
đầu ti.
>>> THAM KHẢO: Nâng cơ ngực chảy xệ
Khi trẻ lớn hơn một chút bạn có thể vắt sữa sẵn để đảm bảo số lượng
cũng như chất lượng sữa cung cấp cho bé và cho bú bình để giảm bớt tình
trạng nghiến hay dứt ti mẹ làm vùng da bầu ngực bị chảy xệ.
- Cho bé bú đều hai bên ngực
Cho bé bú đều hai bên ngực sẽ tránh được tình trạng mất cân đối bầu
ngực do mẹ chỉ thường xuyên cho bú bên thuận hoặc bên nhiều sữa hơn.
Nhưng thực tế càng bú nhiều thì sữa sẽ càng về nhiều hơn, bởi vậy nên
cho bé bú đều hai bên ngực, mà cho bé bú bên ít sữa, ngực nhỏ hơn trước
rồi mới chuyển qua bên kia.
Như vậy, sau thời gian cho con bú và
cai sữa thì ngực vẫn phát triển cân đối hai bên. Bầu ngực không bị lệch
bên to bên nhỏ và tránh chảy xệ.
Bầu ngực có thể quá lệch 1 bên
do luôn ưu tiên cho bé bú bên đấy. Vậy nên, các mẹ nên cho bé bú đều 2
bên bầu ngực. Chăm sóc ngực sau sinh cũng là cách giữ ngực không bị chảy
xệ sau khi sinh hiệu quả.
>>> NGUỒN: Làm gì để ngực không bị chảy xệ sau sinh