Nâng ngực có bị ung thư không đang là chủ đề được rất nhiều người quan
tâm. Gần đây, có không ít thông tin cho rằng nâng ngực rất dễ dẫn đến
ung thư. Vậy, thực hư là như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cụ
thể vấn đề này để các nàng yên tâm trong vấn đề trùng tu vòng một.
Rất nhiều
trường hợp, các chị em sau khi nâng ngực bị biến chứng. Lâu dần gây ra
ung thư ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí tử vong. Tuy
nhiên, nâng ngực có bị ung thư không còn phù thuộc vào công nghệ nâng
ngực của cơ sở thẩm mỹ. Đội ngũ hành nghề và tay nghề bác sĩ cũng như
các chất liệu được sử dụng trong nâng ngực.
>>> THAM KHẢO: Phương pháp nâng ngực Hàn Quốc hiện nay
Nâng ngực có bị ung thư không?
Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra cảnh báo
về mối liên quan giữa nâng ngực và ung thư. Trong số 457 phụ nữ Mỹ được
ghi nhận ung thư hạch bạch huyết do nâng ngực có 9 người đã tử vong.
Nhưng chia ra thì tỷ lệ này vẫn cực kì nhỏ, khoảng 0,047/1000 ca.
Tỷ lệ này trong y học không cần phải khuyến cáo cho bệnh nhân. Vì nó
quá nhỏ và hiếm gặp. Vì vậy, chị em đã đặt túi nâng ngực không nên quá
lo lắng về vấn đề nâng ngực có gây ung thư không.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư khi nâng ngực đặt túi
Ung thư liên quan tới đặt túi ngực là ung thư lympho ác tính tế bào
khổng lồ (LAGC). Ung thư này lần đầu tiên được chẩn đoán và phát hiện
năm 1997. Nhưng tỷ lệ loại ung thư này là cực thấp và coi như không xuất
hiện.
Nguyên nhân thứ nhất gây ung thư có thể liên quan tới
loại túi đặt nhám kích thước lớn. Túi nhám kích thước lớn dễ bị nhiễm
trùng vì có nhiều hang hốc li ti. Đây cũng chính là lý do khiến đặt túi
nhám có nguy cơ ung thư cao hơn túi trơn.
>>> TÌM HIỂU: Nâng ngực không phẫu thuật giá bao nhiêu?
Nhân tố thứ hai được nghi vấn dễ gây ung thư là hiện tượng túi nhám cọ
xát với các tổ chức bên trong ngực, gây ra tổn thương. Các tổn thương
lâu dài có thể gây ra ung thư. Cho tới thời điểm hiện tại các nghiên cứu
vẫn cho rằng ung thư xảy ra phần lớn là do vi khuẩn, thay vì các nguyên
nhân khác.
Triệu chứng nhận biết sớm khi ung thư do nâng ngực
Triệu chứng sớm, hay gặp nhất của ung thư là ngực tăng kích thước 1
cách bất thường. Khi kiểm tra có dịch quanh túi. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ
có triệu chứng đau, mẩn ngứa ngoài da.
Vì triệu chứng của LAGC
không đặc hiệu. Do đó có thể nhầm lẫn với biến chứng muộn sau đặt túi.
Chính vì thế bệnh nhân chỉ được chẩn đoán chuẩn xác sau khi giải phẫu
bệnh.
Cách phòng tránh ung thư do phẫu thuật nâng ngực
Cách tốt nhất để phòng tránh ung thư nâng ngực là chọn cơ sở thẩm mỹ kỹ
càng. Hãy ưu tiên cân nhắc các trung tâm thẩm mỹ có đội ngũ bác sĩ tay
nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, công
nghệ tiên tiến để thực hiện ca phẫu thuật.
Quy trình đặt túi tại các cơ sở này phải đảm bảo an toàn cho bệnh nhân:
- B1: Bác sĩ sẽ khám cho bệnh nhân để chỉ định đặt túi ngực đúng cho bệnh nhân.
- B2: Bệnh nhân cần phải được giải thích về tỷ lệ biến chứng sớm và biến chứng muộn sau khi đặt túi ngực.
- B3: Sau khi bệnh nhân đã đồng ý đặt túi ngực. Bác sĩ sẽ phải đo và tìm kích cỡ túi ngực phù hợp.
- B4: Sau đó bệnh nhân sẽ được tiến hành đặt túi ngực mở đường rạch,
tạo khoang đặt túi… tất cả quá trình này phải đảm bảo vô trùng…
Khuyến cáo, nguyên tắc đặt túi phải thoải mái và không được kích. Nếu túi có nếp nhăn sẽ tạo ra biến chứng sau này.
Sau đặt túi ngực bệnh nhân cần phải theo dõi biến chứng gần. Phải đi
tái khám thường xuyên và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người đặt túi ngực
khi có những triệu chứng bất thường sưng đau, ngực bệnh nhân cần phải
kiểm tra.
>>> NGUỒN BÀI VIẾT: Nâng ngực có bị ung thư không