Công nghệ phần mềm điện tử ngày càng hiện đại, các nhà phát triển phần mềm luôn mong muốn tạo ra càng nhiều những phần mềm tốt và hoàn thiện nhất để mang đến cho người dùng. Cùng vì vậy mà các phần mềm sẽ liên tục được cập nhật và cần dung lượng nhiều hơn để hoạt động làm cho bộ nhớ RAM của bạn bị “ngốn” nhiều dung lượng.
Những lưu ý cần biết khi nâng cấp RAM máy tính
Nâng cấp RAM giải pháp mang lại nhiều lợi ích về hiệu năng máy những cũng sẽ đem đến vô vàn rủi ro đặc biệt là đối với những bạn không có kiến thức chuyên môn về vấn đề này. Vì vậy, trước khi thực hiện nâng cấp RAM máy tính, bạn nên chuẩn bị thật kỹ kiến thức cũng như những lưu ý về RAM:
1. Chọn đúng loại RAM
Để tìm mua đúng loại RAM cho máy, bạn cần xem mainboard của máy tính đang hỗ trợ loại Ram nào: RAM DDR3, DDR4 hay DDR5. Một cách rất đơn giản nữa chính là các bạn có thể sử dụng phần mềm CPU z để xác định được loại RAM hay mainboard mà máy tính của mình đang sử dụng.
Nếu như máy tính của bạn mà đang sử dụng RAM DDR3 mà bo mạch chủ hỗ trợ được cả RAM DDR4 thì nên chọn ngay RAM DDR4. Bởi vì hiệu năng thực tế của DDR4 sẽ cao hơn nhiều DDR3.
2. Bus RAM
Yếu tố thứ hai mà các bạn cần phải lưu ý chính là bus của Ram. Bus RAM có tốc độ càng lớn thì thời gian hoàn thành công việc sẽ càng nhỏ. Với các công việc đòi hỏi máy tính phải xử lý nhiều tác vụ cùng lúc nhanh thì dung lượng Ram cần phải lớn và các bạn cần tìm cho mình thanh Ram có Bus cao. Nhưng không phải RAM nào có BUS cao là tốt cho máy tính mà xem mainboard có hỗ trợ RAM có BUS như vậy không.
Nếu như không bận tâm nhiều đến vấn đề chi phí thì có thể chọn RAM có số bus tối đa trên mainboard. Ngoài ra bạn có thể tự tính và mua RAM bus phù hợp với CPU và bo mạch chủ theo công thức sau: Lấy bus CPU chia 2. Ví dụ bạn chọn CPU có bus 800 MHz tương thích với mainboard, bus RAM của hệ thống là: 800/2= 400 MHz.
3. Dung lượng RAM
Với nhu cầu công việc bình thường, Ram 4GB là đủ chạy các phần mềm cơ bản. Nhưng nếu bạn muốn chơi game mượt hay sử dụng các phần mềm đồ họa nặng thì cần Ram tối thiểu là 8GB. Ngoài ra bạn cũng nên lựa chọn hệ điều hành tương thích để tránh bị thiếu RAM khi chạy.
4. Tháo lắp RAM
RAM là linh kiện sẽ rất ít khi bị hỏng hóc, nhưng việc tháo lắp cần phải nhẹ nhàng, cẩn thận để không bị mất chân RAM hay ốc vít. Nếu không tự tin, tốt nhất bạn nên nhờ người có kinh nghiệm hoặc đến trực tiếp cửa hàng mua Ram để được nâng cấp luôn.