Cần chú ý khi xây dựng và quản lý công trình vệ sinh tự hoại

  -  

Nhà vệ sinh tự hoại là một trong những công trình vệ sinh tiêu biểu và không thể thiếu trong các công trình xây dựng hiện nay. Việc xây dựng nhà vệ sinh không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình mà còn tác động không nhỏ đến yếu tố sức khỏe, phong thủy. Cũng chính vì thế, xây dựng nhà vệ sinh tự hoại cần đặc biệt chú ý đến những nguyên tắc sau cùng công ty cung cấp phụ kiện nhà vệ sinh giá rẻ cổ phần Hợp tác Thế hệ mới:


cach-bao-duong-be-tu-hoai.jpg

Cách xây dựng nhà vệ sinh tự hoại

Bể tự hoại được xây bằng các vật liệu đảm bảo tính chắc chắn, tính cố định cho công trình như gạch, bê tông cốt thép đúc sẵn hay bể tông cốt thép đổ tại chỗ, hoặc chế tạo sẵn bằng các vật liệu như composite, HDPE,… Bể tự hoại phải được xây dựng kín, khít, đảm bảo độ an toàn về mặt kết cấu công trình. Để đảm bảo chống chịu các điều kiện môi trường, điều kiện khách quan và chủ quan ngay cả trong điều kiện chứa đầy nước hay không chứa nước, chịu tác động của các công trình bên trên và lân cận, các phương tiện giao thông, đất và nước ngầm.


Nắp bể tự hoại phải có ít nhất 2 lỗ ở trên ống dẫn nước thải vào và ra khỏi bể để quản lý (kiểm tra, hút cặn). Chiều rộng lỗ hút cặn tối thiểu 200 mm. Lỗ hút cặn phải được đậy kín, khít bằng nắp đan BTCT hay chất dẻo, gắn bằng keo, gioăng cao su hay bắt ren với phần vỏ bể. Trường hợp nắp bể tự hoại đặt thấp hơn mặt đất, phải có cổ nắp đan. Cổ nắp đan được xây bằng gạch, BTCT hay chế tạo sẵn bằng chất dẻo, phải đảm bảo lắp kín, khít.


Đối với bể tự hoại xây bằng gạch: Cần chú ý xây dựng tường gạch dày, đảm bảo tính giữ ẩm tốt. Ngăn cách các không gian khác nhau trong nhà vệ sinh bằng các loại vách ngăn như vách ngăn kính với phụ kiện vách ngăn vệ sinh hoode đảm bảo chất lượng. Các bể kích thước lớn phải có biện pháp gia cố đảm bảo kết cấu. Sử dụng xi măng và cát chống thấm để chat bể. Tại các góc bể phải trát nguýt góc. Đặt các tấm lưới Inox hay thép chống nứt, thấm vào trong lớp vữa trong khi trát mặt trong tường bể, một phần lưới nằm trên đáy bể ít nhất là 20cm.

Quản lý vận hành và bảo dưỡng bể tự hoại


Các loại bể tự hoại đều phải thực hiện việc hút bùn. Thời gian hút bùn phụ thuộc vào số người sử dụng bể, thành phần tính chất nước thải, nhiệt độ môi trường. Từ kinh nghiệm thực tế, có thể lấy giá trị thích hợp của chu kỳ hút bùn cặn khi thiết kế và quản lý vận hành các bể tự hoại hộ gia đình là 3 năm/lần. Bể tự hoại có kích thước càng lớn thì chu kỳ hút bùn cho phép càng tăng. Phải tiến hành hút bùn cặn khi chiều sâu lớp bùn ở đáy bể > 40 cm (chiếm 1/3 chiều sâu hữu ích trong bể), hoặc khi: chiều dày lớp váng nổi > 20 cm. Phương pháp đo chiều dày lớp bùn và váng đơn giản nhất là dùng thanh gỗ quấn mảnh vải trắng, hay thước chữ L.  


Thời gian khởi động và tạo lớp bùn trong bể tự hoại cải tiến để đạt hiệu suất xử lý ổn định thường không dưới 3 tháng. Có thể rút ngắn thời gian khởi động bằng cách đưa vào bể một lượng bùn bể phốt từ các bể tự hoại hay bể tự hoại cải tiến đang hoạt động.

Không được xả vào bể tự hoại các loại chất thải như: nước mưa, nước chảy tràn bề mặt, nước xả rửa bể bơi, nước làm mềm, băng vệ sinh, các loại vải, nhựa, cao su, chất thải dịch vụ, dầu mỡ, các chất dễ cháy, nổ (kể cả ở dạng rắn, lỏng hay khí), chất khử trùng, khử mùi, chất kháng sinh, hoá chất diệt cỏ và thuốc trừ sâu… , trừ khi chất đó được nêu rõ là có thể xả vào bể tự hoại, hay bất kỳ chất nào khác có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bể tự hoại.


Hút bùn để lại 10-20% bùn cũ. Tránh hút bùn bể phốt vào thời gian mực nước ngầm cao hơn đáy bể để tránh áp lực đẩy nổi có thể làm vỡ, nứt bể và các công trình lân cận. Trong trường hợp cần thiết phải hút, thì chỉ hút lớp bùn đáy và lớp váng nổi, không hút hết nước ra khỏi bể. Việc hút bùn bể phốt phải được thực hiện bởi các cơ quan được cấp phép. Bùn bể phốt phải được vận chuyển, lưu giữ và xử lý đúng quy định.


Xây dựng bể tự hoại là một công trình đòi hỏi sự tính toán và thực hiện một cách cẩn thận. Kèm theo đó là phụ kiện bản lề nhà vệ sinh  đảm bảo chất lượng nhất.