Tắc tia sữa là hiện tượng lòng ống dẫn bị hẹp bít lại làm sữa không thể thoát ra ngoài được. Mách mẹ các mẹo dân gian chữa tắc tia sữa tại nhà hiệu quả.
Phụ nữ sau sinh bị tắc tia sữa ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?
Tắc tia sữa nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Cụ thể bé không nhận đủ sữa mẹ, phải uống sữa ngoài thì não bộ sẽ kém phát triển hơn so với bé được bú mẹ hoàn toàn bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất ở giai đoạn bé sơ sinh.
Ngoài ra, mẹ bị tắc tia sữa chỉ được xem bình thường trong thời gian ngắn (dưới 3 ngày). Trường hợp mẹ để lâu, không có giải pháp điều trị kịp thời, hiểu quả, tắc tia sữa sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ, cụ thể như:
- Mất sữa hoàn toàn: sữa mẹ không thể tiết ra khi cho bé bú, nặn bằng tay hay dùng máy hút cũng không có tác dụng.
- Áp xe vú: dễ gặp mẹ bị tắc tia sữa trên 1 tuần mà không được điều trị, tuyến vú sẽ mưng mủ gây đau nhức dữ dội.
- Viêm tuyến vú: sữa không ra kèm theo ngực mẹ sưng to, đau, đầu vú sưng tấy và khi sờ vào sẽ cảm thấy nhiều cục cứng.
- Các dải xơ hóa và u xơ tuyến vú hình thành: gặp phải khi mẹ bị tắc sữa quá lâu ngày, tình trạng viêm xơ, hoại tử tuyến vú xảy ra khi các khối mủ bị vỡ ra và đi vào máu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Các cách chữa tắc tia sữa bằng mẹo dân gian nên biết
Một số mẹo chữa tắc tia sữa trong dân gian được các mẹ áp dụng sau. Tuy nhiên, các phương pháp này là phương pháp dân gian, chưa được kiểm chứng đầy đủ. Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này đều khá an toàn. Do đó, nếu mẹ bị tắc tia sữa, mẹ có thể thử áp dụng:
- Uống nước lá thảo dược: mẹ thường được khuyên dùng lá bồ công anh, lá đinh lăng rửa sạch rồi đun lấy nước uống sẽ giúp khơi thông tia sữa. Nếu không có lá tươi, mẹ có thể dùng lá khô đun uống, xong, mẹ lưu ý uống khi nước còn ấm sẽ tăng tính hiệu quả. (xem thêm: cách thông tắc tia sữa bằng lá bồ công anh)
- Dùng lá mít: sản phụ bị tắc tia sữa lấy 18 lá mít hơ nóng rồi đắp lên ngực mỗi bên 9 lá, lưu ý đắp ở vị trí cứng nhất và sau khi đắp xong thì xoa bóp nhẹ nhàng để tia sữa dễ chảy ra.
- Lá tía tô, rau dừa nước cải thiện tắc tia sữa: mẹ lấy lá tía tô, ngọn và lá rau dừa nước đem rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp lên ngực, dùng khăn băng lại để lá khỏi rơi vãi. Mỗi ngày mẹ nên đắp 2-3 lần, thực hiện đều đặn sẽ cảm thấy hiệu quả.
- Sử dụng xôi nếp: xôi nếp nấu xong còn nóng cho vào khăn buộc lại rồi mẹ chườm lên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, chườm lâu hơn ở chỗ nào cứng, vón cục.
- Dùng lược chải: cách chữa tắc tia sữa bằng mẹo dân gian được nhiều người truyền lại là mẹ dùng lược dày và đều chải lên hai bầu ngực, chải từ trong ra ngoài sẽ giúp khơi thông tia sữa bị tắc.
Một số giải pháp khác chữa tắc tia sữa mẹ nên biết
Ngoài các mẹo dân gian, thì có một số giải pháp khác có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng tắc tia sữa hiệu quả được liệt kê như:
- Cho bé bú thường xuyên và đổi tư thế bú: bé bú mẹ liên tục sẽ khơi thông tia sữa, nhất là khi mẹ đổi tư thế bú khác nhau sẽ tác động lực mạnh mẽ tới một số tia sữa khác nhau.
- Massage nhẹ nhàng: mẹ nên massage từ hướng tắc về phía núm vú, mẹ có thể dùng 5 ngón tay chụm về quanh quầng vú hoặc dùng lòng bàn tay xoa bóp lên thành ngực.
- Dùng máy hút sữa: sau mỗi lần bé bú mẹ nên hút sạch lượng sữa trong bầu ngực, mỗi cữ hút khoảng 20-30 phút và mẹ nên xen kẽ 5 phút massage, 10 phút hút sữa.
- Sử dụng cao dán: mẹ nên lựa chọn hiệu thuốc uy tín để mua các miếng cao dán được làm từ thảo dược an toàn có công dụng làm tan sữa bị vón cục giúp sữa chảy ra dễ dàng.
- Chiếu tia hồng ngoại: phương pháp được sử dụng nhiều hiện nay giúp khắc phục nhanh chóng hiện tượng tắc tia sữa.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên giữ tinh thần thoải mái, sinh hoạt khoa học, tiếp tục sử dụng viên sắt và canxi cho mẹ sau sinh vừa tốt cho sức khỏe vừa nâng cao chất lượng sữa cho bé bú. Chúc mẹ sau sinh sớm ngày khắc phục được tình trạng này, giữ vững sức khỏe tốt và nuôi dạy bé lớn khôn toàn diện!