3 tháng đầu được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Hệ thống thần kinh, tim, hệ tuần hoàn được hình thành từ rất sớm. Đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ, hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi như chân, tay, mắt, mũi,… đều hoàn thiện. Do vậy mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ tốt cho mẹ và thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đó chính là dấu hiệu của ốm nghén. Lúc này, thật khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất và giúp làm dịu cơn thai nghén. Trong tháng đầu mang thai, bà mẹ nên ăn:
Ăn thêm những thực phẩm giàu sắt
Để nuôi dưỡng thai nhi, nhu cầu về sắt của mẹ bắt đầu tăng lên đáng kể. Bổ sung đủ sắt giúp phát triển não bộ, tăng cường hệ miễn dịch cho thai nhi, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu. Nếu thiếu sắt, mẹ bầu sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao, kéo dài có thể làm tăng nguy cơ sinh non, bé sinh thiếu cân, dễ bị thiếu máu vào những giai đoạn tiếp theo.
Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, gan động vật, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô… Ngoài ra, mẹ còn phải kết hợp với chế độ ăn với việc uống
viên sắt dành cho bà bầu đúng cách ngay từ đầu thai kì.
Tăng cường thực phẩm giàu axit folic
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9, là vi chất không thể thiếu trong quá trình phát triển của thai nhi, giúp thai nhi tổng hợp AND trong 3 tháng đầu và còn giúp ngăn ngừa khiếm khuyết ống thần kinh cũng như dị tật tim, sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ…
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung lượng axit folic khoảng 400-600mcg/ngày. Nguồn bổ sung axit folic mà mẹ bầu nên chú ý để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày là gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu nành, cà chua, cam…
Sử dụng các viên uống bổ sung
Thời gian này mẹ bắt đầu những cơn ốm nghén nên thói quen ăn uống sẽ bị đảo lộn. Mẹ có thể không ăn được nhiều, do vậy mẹ nên sử dụng thêm các viên uống bổ máu với liều lượng phù hợp sẽ bổ sung đủ nhu cầu sắt và axit folic trong giai đoạn này. Tuy nhiên, dù sử dụng sắt dạng nước hay sắt dạng viên, mẹ đều cần chú ý bổ sung đúng cách và đảm bảo sản phẩm uy tín, chính hãng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
Thực phẩm giàu đạm rất cần thiết
Bổ sung đạm đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai. Không chỉ vậy, đạm còn giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, tăng cường sản sinh máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu đạm như cá, đậu, trứng, thịt gà, sữa, thịt bò nạc và heo,… trong cả 3 bữa ăn. Trong giai đoạn này, thai phụ cần khoảng 85 – 90g đạm mỗi ngày.
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm thai nhi còn rất non yếu, những thực phẩm mẹ ăn vào sẽ có tác động trực tiếp đến sức khỏe thai nhi. Do đó, trong thời gian này mẹ nên tránh một số loại thực phẩm có thể gây sảy thai hoặc không tốt cho thai nhi, thai phụ như:
- Dứa: Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa quá nhiều trong 3 tháng đầu mang thai có thể khiến mẹ có nguy cơ sảy thai. Bởi vì chất bromelain trong quả dứa gây co thắt tử cung dẫn tới sảy thai. Nếu quá thèm mẹ chỉ nên ăn 1 miếng nhỏ mỗi lần thôi nhé.
- Nha đam: Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nên tránh sử dụng nước ép nha đam vì nó có thể gây xuất huyết vùng chậu dẫn tới sảy thai.
- Hạt vừng: Là loại thực phẩm thai phụ không nên ăn quá nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Hạt vừng khi kết hợp sử dụng với mật ong có thể dẫn tới sảy thai. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể ăn hạt vừng đen trong giai đoạn cuối của thai kỳ để sinh con dễ dàng hơn.
- Đu đủ xanh: Đu đủ xanh hoặc ương có chứa các enzyme có thể dẫn đến cơn co thắt tử cung gây sảy thai.
- Rau chùm ngây: Tuy rất giàu vitamin, kali và sắt nhưng chùm ngây lại có chứa alpha sitosterol có hại cho phụ nữ mang thai vì có thể dẫn tới sảy thai. Đó là lý do thai phụ trong 3 tháng đầu không nên ăn loại rau này;
- Thực phẩm sống: Rau, quả chưa rửa kỹ, rau mầm sống, thịt chưa được nấu chín,… vì một loại ký sinh trùng là toxoplasma sống trên rau, thịt chưa được rửa kỹ, nấu chín có thể gây hại cho sự phát triển thần kinh của thai nhi.
- Các chất kích thích: Cà phê, rượu, bia và các chất chứa cồn làm tăng nguy cơ sảy thai, gây dị tật thai nhi hoặc khiến trẻ chậm phát triển.
Hi vọng mẹ bầu đã có thêm kiến thức trang bị cho hành trình mang bầu sắp tới của mình. Chế độ dinh dưỡng hằng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Chúc các mẹ có một thai kì an toàn và khỏe mạnh.