Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi cần đủ dinh dưỡng, tạo được sự thích thú cho bé, bởi từ 1 tuổi trở đi, bé dễ có nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi do biếng ăn, bỏ bú.
1/ XÂY DỰNG THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 1 TUỔI, CẦN LƯU Ý GÌ?
Vì sao thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi vô cùng quan trọng? Bởi đây là thời điểm mà bé không còn hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ, thức ăn dặm chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu quyết định sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, vì dần dần tập bỏ bú nên ở độ tuổi này bé thường dễ sụt cân, chán ăn, nếu không được quan tâm cải thiện kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, ngay từ thời gian ban đầu, khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi, các mẹ cần lưu ý:
- Duy trì 3 bữa cháo/ngày, xen kẽ 3-4 bữa bú sữa mẹ. Cho bé ăn thêm 2 bữa phụ để cung cấp thêm dinh dưỡng nếu mẹ thấy bé có dấu hiệu chậm cân.
- Thực đơn ăn dặm cần đảm bảo đủ dinh dưỡng (tinh bột, đạm, chất béo và vitamin từ rau xanh, trái cây). Đồng thời tăng cường canxi để bé phát triển khỏe mạnh, cao lớn hơn.
- Mẹ có thể cho bé ăn thêm bún, phở, nui, mì…
- Nếu bé biếng ăn, không nên ép, nên tạo không gian thoải mái để bé thích thú với món ăn (không dùng tivi, smartphone gây xao nhãng), nên cho bé ăn cùng gia đình để kích thích bé ăn…
Khi nào nên cho bé ăn cơm nát?
Không ít chị em có thói quen cho bé tập làm quen với cơm sớm, điều này vô tình gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Theo các chuyên gia, 19 tháng tuổi khi bé có ít nhất 16 chiếc răng sữa thì mẹ hẵng cho bé làm quen với cơm nhão, tán nhuyễn. Từ 19-24 tháng tuổi mẹ mới bắt đầu cho bé ăn cơm nát hoặc cháo đặc 3 bữa/ngày. Và đến cột mốc 24 tháng, khi bé có đủ 20 chiếc răng sữa thì hãy cho bé ăn cơm mềm, từ từ nâng lên dần sau đó. Mẹ cũng tránh để bé ăn cơm quá muộn, sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng nhai nuốt của trẻ.
>> THAM KHẢO : 11 ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN KHI XÂY DỤNG THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ
2/ GỢI Ý THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 1 TUỔI CHẬM TĂNG CÂN
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chậm cân, nhất là ở thời điểm bé 1-2 tuổi. Nếu tình trạng này kéo dài và không có phương pháp xử lý, bé dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn. Chính vì vậy, ngay từ khi bé bước sáng 1 tuổi, mẹ cần chú trọng nhiều hơn trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé.
Ngoài các cữ bú sữa mẹ, mỗi ngày, mẹ nên cho bé ăn 3 bữa cháo, súp và 2- 3 bữa phụ. Đến khi bé ăn cơm nát được thì bổ sung thêm 1 bữa cho bé.
Một số món cháo, súp mẹ có thể tham khảo bổ sung cho bé trong giai đoạn này như:
- Cháo thịt lợn + rau nghiền
- Cháo cua rau mồng tơi
- Cháo tôm, nấm hương, su hào
- Súp ngô gà, nấm hương
- Súp trứng cút nấm hương
- Súp cua biển phô mai
- Cháo sườn heo, hạt sen, bí đỏ
- Cháo cá, rau cải
- Súp đậu xanh, bí đỏ, sữa
- Súp khoai tây thịt bằm
- Cháo thịt bò khoai tây, cà rốt
Bên cạnh đó, mẹ có thể thêm một vài món cơm nát với trứng chiên, canh chua thịt nạc, cá thu, canh mồng tơi… trong thực đơn của bé.
Một số món ăn phụ mẹ có thể tham khảo bổ sung cho bé trong giai đoạn này gồm: đu đủ chín, xoài chín thái miếng, kiwi, sữa chua, chuối tiêu, nước cam…
Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi cần đa dạng các món ăn nhưng vẫn đảm bảo phải đủ các dưỡng chất thiết yếu. Để bé tránh biếng ăn, mẹ không nên ép, ngược lại nên tạo không gian để bé thích thú với việc ăn uống.
>> THAM KHẢO : 100 ++ THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ ĐẦY ĐỦ CHẤT DINH DƯỠNG