Bị đau bắp chân: Triệu chứng cần lưu ý

  -  

Bắp chân bị đau, nhức mỏi là vấn đề rất phổ biến và ngày càng nhiều người trẻ cũng gặp phải. Vì thế bạn cần biết triệu chứng đau bắp chân là bệnh gì cũng như cách điều trị bệnh lý đó. Những cơn đau không chỉ mang đến phiền toái trong cuộc sống, cản trở công việc mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường nếu không được chữa kịp thời.

TRIỆU CHỨNG ĐAU BẮP CHÂN LÀ GÌ?

Hầu hết những người trưởng thành đều trải qua những cơn đau bắp chân bởi các nguyên nhân khác nhau. Đau ê ẩm cho đến nhức nhối đột ngột, đau thường xuyên vào một thời điểm nhất định trong ngày, đau khi vận động nhiều,… Đặc biệt khi bạn chạy bộ hoặc những hôm thời tiết thay đổi thì càng đau rõ rệt.

Đau bắp chân là cụm từ nói về hiện tượng bắp chân bị đau mỏi, rã rời, di chuyển cảm giác nặng nề, khó khăn trong vận động. Thường thì cơn đau chạy dọc từ mông xuống cẳng chân hoặc từ phần bắp đùi xuống bắp chân. Và nó chỉ dừng lại ở phần bắp thịt của chân chứ không phải đau nhức trong xương.

Cũng vì thế mà nhiều người chủ quan, cho rằng chỉ là đau mỏi phần mềm, không nghiêm trọng. Tuy nhiên triệu chứng này lại cảnh báo những vấn đề, bệnh lý cần được quan tâm.

NGUYÊN NHÂN ĐAU BẮP CHÂN THƯỜNG GẶP

Theo các bác sĩ, đau bắp chân thường xảy ra nhiều ở những người ít vận động do tính chất công việc hoặc thói quen, người hay làm việc nặng, đi lại nhiều. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức ở bắp chân được kể như sau:

Cơ bắp chân bị chuột rút

Cơ thể bị mất thường và chất điện giải, cơ co giãn kém hoặc yếu cơ dẫn đến chuột rút ở bắp chân. Bạn sẽ có cảm giác bắp chân rất đau, tình trạng này hầu hết là tạm thời. Chỉ cần bổ sung đủ nước thì sẽ cải thiện được.

Căng cơ khiến bắp chân đau

Căng cơ xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ các sợi cơ ở bắp chân bị rách. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết rách mà cảm giác đau nhức và triệu chứng cụ thể khác nhau. Cơn đau phần bắp chân thường bị đột ngột và bắp chuối bị nhạy cảm.

Đau cách hồi động mạch

Tình trạng này xuất hiện nếu các động mạch bị thu hẹp hay bị chặn lại, không thể mang máu đến chân. Tác động mạch thường xảy ra khi bạn đi bộ, di chuyển liên tục và chúng cần đủ lượng máu đến bắp chuối để vận động được ổn định.

Dây thần kinh kiểm soát bị chèn ép

Hội chứng này còn gọi là đau cách hồi thần kinh, tức là cách dây thần kinh kiểm soát chân bị chèn ép và không thể liên kết với phần dưới bắp chân một cách chính xác. Biểu hiện đau nhức ở bắp chân do đau cách hồi thần kinh cả lúc nghỉ ngơi.

Viêm gân Achilles

Gân Achilles là phần trung gian giữa bắp chân với xương gót chân. Bệnh nhân thường có cảm giác giống như bị chuột rút ở bắp chân. Triệu chứng đau mỏi đặc biệt nhiều hơn khi bạn mới tập thể thao hay các bài tập luyện lặp đi lặp lại.

Hội chứng chèn ép khoang

Hội chứng chèn ép khoang cấp tính xảy ra khi máu thừa hoặc dịch tích tụ bên dưới mô cứng gây áp lực lên mạch máu dưới bắp chân. Ngoài đau bắp chân thì bệnh nhân còn ngứa ran, tê, nhức mỏi, sưng ở vị trí này, bàn chân khó di chuyển.

Viêm cân gan chân

Một trong những lý giải cho câu hỏi đau bắp chân là bệnh gì chính là viêm cân gan chân. Đây là tình trạng cơ bắp quá chặt không thể hỗ trợ hoạt động của bàn chân, làm gân bàn chân bị ảnh hưởng. Triệu chứng điển hình là đau bắp chân khi đi bộ và gập bàn chân.

Suy giãn tĩnh mạch

Khi các tĩnh mạch giãn rộng ở phần bắp chân thậm chí mắt thường có thể nhìn thấy những sợi gân nổi lên. Chúng trông giống như dây chằng và phình to ở chân. Hiện tượng này là do có dòng máu chảy ngược lại vì các van trong tĩnh mạch bị tổn thương.

BỊ ĐAU BẮP CHÂN PHẢI LÀM SAO?

Để điều trị đau bắp chân hiệu quả, bệnh nhân cần thăm khám tại cơ sở y tế chuyên nghiệp như Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phác đồ chữa bệnh phù hợp cho từng trường hợp.

Cách giảm đau bắp chân tạm thời tại nhà

Khi cơn đau bắp chân bất ngờ xuất hiện thì bạn có thể thực hiện một số phương pháp tại chỗ để cải thiện. Sau đây là hướng dẫn từ chuyên gia Hoàn Cầu:

+ Phương pháp PRICE: Dùng băng, nẹp để cố định chỗ bắp bị đau, hạn chế sử dụng bắp chân, hoạt động nhẹ nhàng, chườm túi đá lên vùng đau, nâng cao bắp chân lên gối để máu lưu thông.

+ Co duỗi và uống đủ nước: Thực hiện các động tác co duỗi đơn giản để giảm đau bắp chuối chân. Khi triệu chứng đau đã giảm bớt thì bạn nên tập giãn cơ bắp chân. Bên cạnh đó, hãy uống một cốc nước ấm trước khi đi ngủ.

Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/bi-dau-bap-chan-la-benh-gi-dieu-tri-nhu-the-nao.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu