Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay- Những điều cần lưu ý

  -  

Chủ yếu là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể; đặc thù công việc và một vài chấn thương xương khớp. Cụ thể như là:


Lão hóa tự nhiên

Sự hao mòn mô sụn và xương dưới sụn do tuổi tác được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay. Sự lão hóa tự nhiên này khiến cho cấu trúc và chức năng của mọi cơ quan, hệ thống trong cơ thể đều bị suy yếu theo thời gian.


Tính chất công việc

Các khớp bàn tay, ngón tay dễ bị thoái hóa khi bạn làm những công việc đòi hỏi đôi tay phải hoạt động liên tục như (gõ máy tính, giặt đồ, cắt tỉa cây cối… ).


Chấn thương xương khớp

Gãy xương, bong gân hay trật khớp bàn tay, ngón tay, cũng sẽ để lại những tổn thương tại sụn và xương dưới sụn, làm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp.


Bệnh lý xương khớp

Một số căn bệnh xương khớp như gout, Lupus ban đỏ, tiểu đường… nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì các xương dưới sụn cũng bị ăn mòn và gây ra tình trạng thoái hóa bàn tay ngón tay.


Suy giảm hormone estrogen

Tình trạng này (thường gặp ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh) làm cho các tế bào sụn, xương dưới sụn bị biến đổi.


Thừa cân, béo phì

Khi các lớp mô mỡ quanh khớp dày hơn, sẽ cản trở cử động khớp cũng có thể dẫn đến thoái hóa.


Thói quen xấu hằng ngày

Nhiều người có thói quen khó sửa như bẻ khớp cổ tay, ngón tay mà không biết được rằng, chính thói quen xấu này đang làm hư hại sụn, xương dưới sụn mỗi ngày.


THOÁI HÓA KHỚP BÀN TAY, NGÓN TAY NGUY HIỂM KHÔNG?

Câu trả lời là CÓ. Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay nếu không điều trị có thể bệnh nhân sẽ bị:

► Suy giảm khả năng cử động - vận động, khó thực hiện cầm nắm.

► Có thể bị liệt cánh tay.

► Các cơ bị teo nhỏ, dẫn tới biến dạng chi.

► Cơn đau nhức gây mất ăn, mất ngủ, dễ dẫn đến trầm cảm

► Hình thành nhiều bệnh xương khớp khác


ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP BÀN TAY, NGÓN TAY NHƯ THẾ NÀO?

Hiện có 3 cách được áp dụng để điều trị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay được Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu áp dụng hiệu quả sau khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng đó là:


Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn sẽ được chỉ định điều trị trong trường hợp bệnh nhẹ với mục đích giảm đau, giãn cơ, bổ sung dưỡng chất phục hồi cấu trúc xương khớp. Để thuốc phát huy tác dụng, đem lại hiệu quả cao thì mọi người cần phải dùng đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.


Điều trị bằng dao châm He-ne

Đây là một trong những phương pháp đặc biệt được kết hợp giữa tinh hoa y học cổ truyền và y học hiện đại để giúp cho quá trình điều trị an toàn, nhanh chóng, hiệu quả vượt trội. Phương pháp dao châm thực hiện xâm lấn, bóc tách các vị trí khớp bị thoái hóa để giúp khôi phục chức năng vận động linh hoạt lại như ban đầu.

Dao châm Hene thường thường chỉ định trong các trường hợp bệnh nặng, dùng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh đang trong giai đoạn xương khớp tổn thương suy yếu.


Điều trị bằng liệu pháp vật lý trị liệu

Ngoài hai phương pháp điều trị trên thì một số phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, chiếu tia hồng ngoại, truyền dịch, nắn chỉnh khớp,... cũng sẽ được áp dụng hỗ trợ nhằm để giúp cho người bệnh lưu thông khí huyết, tăng cường khả năng vận động linh hoạt hơn và nuôi dưỡng khớp để sớm khôi phục lại như ban đầu.

Đối với một số nơi khác, các bác sĩ có thể còn sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật trong trường hợp các khớp bàn tay bị biến chứng hay nguy cơ hoại tử xương, gãy xương. Tuy nhiên tại Hoàn Cầu thì sẽ chỉ áp dụng những liệu pháp tiên tiến không can thiệp phẫu thuật nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao, thời gian hồi phục ngắn. Do đó mọi người có thể tham khảo.

Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/thoai-hoa-khop-ban-tay-ngon-tay-dau-hieu-nguyen-nhan-va-huong-dieu-tri.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu