Các Loại Thuốc Sát Khuẩn Đường Tiết Niệu Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

  -  

Sau khi thực hiện thăm khám tại cơ sở y tế chuyên nghiệp, bạn sẽ được chẩn đoán tình trạng bệnh, chỉ định dùng thuốc cụ thể thích hợp với mình. Hiện nay có những loại thuốc sát khuẩn đường tiết niệu tốt nhất được gợi ý như sau.

Doxycycline

Nếu bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis hoặc Mycoplasma Hominis gây ra. Tùy theo tình trạng sức khỏe, cơ địa của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống hay tiêm đường tĩnh mạch.

Liều dùng tham khảo:

+ Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 100mg

+ Uống cách bữa ăn ít nhất 1 hoặc 2 giờ, uống sau khi ăn

+ Dùng thuốc với khoảng 24ml nước sôi để nguội

Hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc với liều 200mg trong ngày đầu tiên, liều duy trì ở mức 100 – 200mg mỗi ngày. Khi dùng thuốc tùy theo cơ địa bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt,… Nếu thấy nghiêm trọng hãy đến bác sĩ để được xử lý.


Trimethoprim

Thuốc Trimethoprim giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn của cơ thể thông qua cơ chế ức chế enzym từ vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu. Có thể chỉ định thuốc  Trimethoprim dạng viên hoặc dạng nước.

Liều dùng tham khảo:

+ Bệnh nhân viêm đường tiết niệu uống 100mg/ lần, mỗi ngày 2 lần trong vòng 10 ngày.

+ Dự phòng nhiễm khuẩn thì uống 100mg/ ngày.

Hoặc thuốc dạng nước tiêm đường tĩnh mạch thì tuyền nhỏ giọt dưới dạng lactat. Người lớn tiêm 150 – 250mg/ lần, các lần tiêm cách nhau ít nhất 12 tiếng. Việc tiêm thuốc phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân và người nhà không tự ý điều trị bằng thuốc tiêm.

Các loại thuốc sát khuẩn viêm đường tiết niệu


Mictasol Bleu

Nếu bệnh viêm đường tiết niệu giai đoạn nhẹ thì thường được chỉ định dùng thuốc Mictasol Bleu, kết hợp kháng sinh Augementin. Khi được kê đơn và hướng dẫn cụ thể, bạn có thể tiến hành sử dụng thuốc.

Liều lượng tham khảo:

+ Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 viên, trong vòng 3 – 5 ngày liên tục

+ Uống thuốc Mictasol Bleu sau bữa  ăn, uống kèm nước ấm hoặc nước lọc

Mictasol Bleu có một số tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên theo dõi, nếu có biểu hiện như sau thì nên báo cho bác sĩ: buồn nôn và nôn, tiểu tiện khó, nước tiểu màu xanh, cơ thể suy nhược,…


Cephalexin

Thuốc Cephalexin thuộc nhóm kháng sinh cephhalosporin thế hệ 1 có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế hoạt động của thuốc này là tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn gây ra. Thuốc có bán tại các nhà thuốc tây, phòng khám, bệnh viện trên cả nước.

Liều dùng tham khảo:

+ Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 250 – 500mg, các lần cách nhau 6 tiếng

+ Có một số trường hợp tăng liều dùng theo chỉ định của bác sĩ tùy tình trạng bệnh.

LƯU Ý:

Thông tin về các loại thuốc sát khuẩn đường tiết niệu cũng như liều dùng của chúng được chia sẻ để mọi người tham khảo sơ lược. Mỗi bệnh nhân cần tuân thủ lời hướng dẫn, chỉ định cụ thể của bác sĩ sau khi thăm khám để đảm bảo điều trị đúng đắn và hiệu quả. Bạn không được pháp tự ý tăng hay giảm liều dùng, không dừng thuốc đột ngột nếu không có tác dụng phụ đáng kể.

Nguồn ** https://dakhoamientrung.vn/cac-loai-thuoc-sat-khuan-duong-tiet-nieu-va-cach-su-dung.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Miền Trung