Hiểu sâu về bảng nước kim cương - Có phải kim cương nước đẹp thì tốt?

  -  
Hiểu sâu về bảng nước kim cương - Có phải cứ chọn nước kim cương đẹp thì sẽ tốt nhất?

"Kim cương là vĩnh cửu" - câu nói này đã trở thành biểu tượng cho sự bất diệt và sự quý giá của kim cương. Không ngẫu nhiên mà kim cương được gọi là "thủ lĩnh của các loại đá quý", vì nó vượt trội về sự sang trọng, vẻ đẹp rực rỡ và sự tinh tế. Để mua được một viên kim cương chất lượng, chúng ta cần quan tâm đến bảng nước kim cương, còn được gọi là yếu tố màu sắc của kim cương. Trong bài viết này, Tierra Diamond sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bảng nước kim cương và tại sao nó lại quan trọng đối với việc chọn lựa một viên kim cương chất lượng.

1. Hiểu về khái niệm nước kim cương
"Nước kim cương" và "Màu kim cương" là hai thuật ngữ thường được sử dụng để miêu tả mức độ không màu của viên kim cương. Viên kim cương tinh khiết hóa học và có cấu trúc hoàn hảo sẽ không có màu, và loại viên này rất hiếm trong tự nhiên, do đó có giá trị cao hơn. Nước kim cương thường được đo bằng thang đo "Color" do Viện Đá quý Hoa Kỳ (GIA) thiết lập. "Màu kim cương" là một trong bốn yếu tố chính (4Cs) quyết định giá trị của viên kim cương.

Và trước khi đi sâu vào bảng nước kim cương, hãy cùng Tierra tìm hiểu sơ lược về tiêu chuẩn kim cương 4Cs là gì?

2. Tiêu chuẩn kim cương 4Cs là gì?
Bảng nước kim cương là một trong những tiêu chuẩn kim cương GIA

Tiêu chuẩn kim cương 4Cs viết tắt của “Color” (màu sắc), “Carat” (trọng lượng), “Cut” (cách cắt) và “Clarity” (độ trong). Xét cho cùng, tiêu chuẩn kim cương 4C đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định giá của những viên kim cương đẹp để làm trang sức trên thị trường thường.

Cut – Giác cắt của kim cương
Khi nói tới giác Giác cắt kim cương, chúng ta cần hiểu yếu tố này không chỉ liên quan tới hình dạng của viên kim cương mà còn cả khả năng phản chiếu ánh sáng của nó tới mắt người nhìn. Một viên kim cương được mài cắt với tỷ lệ thích hợp sẽ rực rỡ và lấp lánh hơn. Một viên kim cương được cắt mài tốt khi có ánh sáng đi vào sẽ có tỷ lệ phản chiếu tối đa vào mắt người xem, khiến viên kim cương trông lớn hơn. Ngược lại, kim cương được cắt quá nông hoặc quá sâu sẽ bị tối, xỉn màu. Đây là một yếu tố quan trọng nhất trong tiêu chuẩn kim cương.

Color – Màu sắc của kim cương
Màu sắc của kim cương (nước kim cương) phản ảnh mức độ không màu của viên kim cương. Một viên kim cương tinh khiết về mặt hóa học và có cấu trúc hoàn hảo sẽ không có màu, và rất hiếm có trong tự nhiên. Theo thang đo của GIA, các cấp độ nước kim cương đẹp chia thành 5 nhóm:

  - Không màu (Colorless)

  - Gần như không màu (Near Colorless)

  - Mờ (Faint)

  - Vàng sáng (Very Light)

  - Ngả vàng (Light).

Clarity – Độ trong suốt hay độ sạch kim cương
Độ trong suốt hay Độ sạch kim cương được đánh giá dựa trên các khuyết điểm có trên bề mặt và bên trong của viên kim cương trong tiêu chuẩn kim cương 4C. Tùy vào kích cỡ và vị trí của khuyết điểm sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến giá trị của viên kim cương. Một viên kim cương nếu có tì vết ở phần chóp dưới (pavilion) sẽ có mức giá cao hơn so với viên kim cương có tì vết nằm ngay trên bề mặt dễ bị nhìn thấy.

Carat - Trọng lượng kim cương
Trọng lượng của kim cương được đo bằng đơn vị “Carat”. Trước thế kỷ XX, kim cương được đo bằng hạt carob, từ “carob” chính là nguồn gốc của từ “carat” mà chúng ta dùng ngày nay. Về số đo, 1 carat kim cương tương đương với 0.2 gram hoặc 200 miligam.

3. Nước kim cương đẹp nhất là nước nào?
Nhiều người đánh giá kim cương nước D hay viên kim cương không màu là đẹp và tốt nhất.

Khi một viên hột xoàn trong suốt và không màu này thì ánh sáng đi qua nó giống như một lăng kính. Hiện tượng này tạo nên dải ánh sáng bảy sắc cầu vồng, lung linh khi phản chiếu.

Nước kim cương rất đa dạng và được chia thành hai nhóm chính: kim cương không màu và có màu. Màu sắc trên bảng tiêu chuẩn kim cương GIA (trung tâm đá quý Hòa Kỳ) càng đậm thì giá trị ngang hàng với kim cương không màu.

Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về bảng nước kim cương hay còn gọi là màu sắc kim cương.

Bảng nước màu kim cương

Bảng nước kim cương D-Z của GIA đã đưa ra các thông số đo lường độ không màu, bằng cách soi kim cương dưới các chùm sáng trong điều kiện quan sát tại phòng thí nghiệm, để kiểm tra lượng màu của kim cương. Một viên kim cương có càng ít màu thì giá trị của nó càng cao.

Theo thang đo của bảng nước kim cương GIA, các cấp độ nước kim cương được chia thành 5 nhóm: Không màu (Colorless), gần như không màu (Near Colorless), Mờ (Faint), vàng sáng (Very Light), ngả vàng (Light). Kim cương có thể mang tất cả các màu của quang phổ nhưng màu chủ yếu mà bạn nhìn thấy là màu vàng do sự xuất hiện của nguyên tố nitơ trong môi trường địa chất.

Thông thường, hai viên kim cương cần được so sánh về màu sắc phải cách nhau ít nhất hai tông màu mới thấy được sự khác biệt. Theo những hình ảnh dưới đây, nếu quan sát viên kim cương từ trên xuống, bạn gần như không thể nhìn thấy bất kỳ màu nào. Nhưng khi quan sát từ bên cạnh sang, một số màu có thể được phát hiện. Tuy nhiên, chỉ khi quan sát từ trên xuống mới chiêm ngưỡng được vẻ đẹp tuyệt hảo của một viên kim cương.

Nước kim cương không màu (D-F)
Kim cương trong phạm vi không màu là nhóm có độ không màu cao nhất, hiếm nhất và có giá trị nhất trong số tất cả những viên kim cương khác trên thang màu. Kim cương nhóm này sẽ được phân loại theo thứ tự là D - E - F. Bởi đều là 3 nước kim cương không màu nên chỉ bằng mắt thường sẽ không thể phân biệt được đâu là màu D, E và F.

Bảng nước kim cương D, E, F

Kim cương loại D hoàn toàn không có vệt màu nào, là loại kim cương được săn đón và tìm kiếm nhiều nhất, bởi chúng được xem là viên kim cương hoàn hảo nhất cho một chiếc nhẫn kim cương. Kim cương màu E và F đều có những vệt màu rất nhỏ và chỉ có thể được phát hiện trong điều kiện quan sát tại phòng thí nghiệm.

Nước kim cương gần như không màu (G-J)
Bảng nước kim cương G, H, I, J

Kim cương trong phạm vi gần như không màu bao gồm loại G - H - I - J, chứa các vệt màu bên trong và chỉ được phát hiện khi quan sát viên kim cương úp xuống trong phòng thí nghiệm. Một viên kim cương loại G sẽ có màu gần giống với loại không màu D-E-F (nhóm Colorless). Kim cương thuộc nhóm H, I, J sẽ có lượng màu sắc nhỉnh hơn theo cấp độ. Tuy không giá trị bằng nhóm Colorless nhưng Near Colorless cũng là lựa chọn phổ biến cho nhẫn đính hôn vì giá thành phải chăng hơn.

Nước kim cương màu hơi vàng (K-M)
Kim cương thuộc nhóm Mờ (Faint) gồm K - L - M, có thể được nhận thấy bằng mắt thường khi lật úp viên kim cương xuống. Đặc biệt, bạn có thể thấy rõ sự khác biệt về độ không màu khi so sánh kim cương nhóm Faint với kim cương nhóm Colorless và Near Colorless. Kim cương loại L và M nếu quan sát kĩ trong hầu hết các điều kiện ánh sáng cũng sẽ thấy có màu hơi vàng. Tuy nhiên đối với những người không quá nhạy cảm với màu sắc thì đây là một lựa chọn tuyệt vời. Nhiều người thậm chí còn xem đây là màu kim cương yêu thích của mình.

Nước kim cương màu hơi vàng (Faint yellow)

Mặc dù màu chủ yếu nhất trong kim cương là màu vàng, nhưng việc một viên kim cương có màu nâu cũng không phải là hiếm. Nguyên nhân là do sự dị dạng về cấu trúc thường xuyên kết hợp với tạp chất như nitơ khiến các hạt nhỏ bên trong viên kim cương bị chuyển màu.

Vậy nước kim cương đẹp nhất là nước nào? Đó là kim cương nước D, với sự quý hiếm và vẻ đẹp tuyệt hảo, chính là lựa chọn tốt nhất khi lựa chọn viên chủ cho trang sức kim cương.

Xem thêm tại: