Mới đây, một nhóm chuyên gia đã tìm thấy khối đá kimberlite ở Cộng hòa Yakutia (Nga) và khẳng định đây là mẫu vật lâu đời nhất lịch sử từ trước đến nay.
Theo các nhà khoa học, viện kim cương có niên đại khoảng 3.6 tỷ năm tuổi. Giám đốc khoa học của Viện Địa chất và Khoáng vật tại chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viện sĩ Nikolai Pokhilenko cho biết thêm nhiều khả năng đây chính là viên kim cương lâu đời nhất từ trước đến nay.
Kích thước của nó khoảng 0,3mm. Bên ngoài của viên kim cương bao bởi khoáng chất olivine ở nhiệt độ hơn 1.400 độ C, có độ sâu là 180km và áp suất trên 5,5 Gpa. Các chuyên gia tìm thấy viên kim cương này bằng phương pháp xác định niên đại đồng vị.
Đây là phương pháp sử dụng kỹ thuật xác định tuổi của vật liệu, dựa trên sự so sánh giữa lượng đồng vị liên quan đến quá trình phân rã phóng xạ, xác định xem mẫu thử đó bao nhiêu năm tuổi.
Viện sĩ Nikolai khẳng định rằng viên kim cương này là lâu đời nhất, ít nhất đây chính là viên kim cương có số tuổi lớn nhất mà con người có thể nghiên cứu đến thời điểm này.
có thể bạn quan tâm:
Viên kim cương được tìm thấy ở một trong những mỏ kim cương lớn nhất nước Nga - Udachnaya. Từ khoảng cuối năm 1960, các nhà khoa học đã bắt đầu đi nghiên cứu những mẫu đã, lớp khoáng chất có trong mỏ kim cương này.
Nghiên cứu chỉ ra rằng viên kim cương được tìm thấy trong đá của ống kimberlite Udachnaya, một trong những mỏ kim cương lớn nhất ở Nga. Các mẫu đá và khoáng chất của lớp phủ thạch quyển được đưa lên bề mặt Trái đất ở khu vực này đã được các nhà khoa học Nga và nước ngoài quan tâm từ cuối những năm 1960.
Trong hơn nửa thế kỷ qua, các nhà địa chất đã thu thập và nghiên cứu những viên kim cương được mang đến từ độ sâu lên tới 250 km từ hàng triệu năm trước. Trong một trong những bộ sưu tập này, người ta đã tìm thấy một mẫu độc nhất về độ tuổi.
Kimberlite là loại đá phổ biến nhất mang kim cương từ độ sâu của lớp phủ thạch quyển lên bề mặt trái đất. Tinh thể kim cương được đề cập phát triển từ silicat hoặc sulfua bị nung chảy. Nó được đưa lên bề mặt từ các loại đá chịu lửa tạo thành lớp phủ thạch quyển, bao gồm trong một hạt khoáng chất olivin có đường kính 1,5 cm. Kích thước của viên kim cương chỉ khoảng 0,3 mm.
Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng các điều kiện hình thành kim cương trong thời đại đó khác biệt đáng kể so với đặc điểm của các quá trình hình thành sau này của phần lớn các tinh thể được khai thác hiện nay. Cả môi trường và phạm vi nhiệt độ và áp suất đều thay đổi, và theo đó, độ sâu hình thành của những viên kim cương sau này trong thạch quyển có áp suất lớn hơn và mát hơn.
Hiện tại các nhà khoa học của Nga vẫn đang nghiên cứu viên kim cương hiếm thấy này, cho thấy những dấu hiệu tích cực từ việc khai thác kim cương lâu đời nhất ở Nga.