Nếu được chọn loại đá quý gắn lên tín vật quan trọng nhất của đôi lứa, hẳn là tất cả các cặp đôi đều sẽ chọn Kim cương - loại đá quý được săn đón nhất thế giới với vẻ đẹp lấp lánh đầy mê hoặc. Các cặp dâu - rể tương lai nếu muốn chọn mua nhẫn cưới kim cương cho ngày trọng đại, hãy bỏ túi 1 số điều nho nhỏ sau nhé!
>> Các kiểu nhẫn cưới kim cương Trend nhất >>
1. Ý nghĩa nhẫn cưới kim cương
Mỗi loại đá quý đều mang trong mình 1 câu chuyện, 1 ý nghĩa riêng. Nếu viên đá hồng ngọc Ruby mang sắc đỏ hồng rực rỡ biểu tượng cho một tình yêu say đắm, thạch anh tím là hiện hữu cho sự thủy chung, coi trọng tình cảm, thì Kim cương lại tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu. Kim cương trong tiếng Hy Lạp được gọi là “Adamas” dịch hiểu là vật không thể xâm phạm được.
Nhờ được “Mẹ thiên nhiên” rèn giũa trong môi trường khắc nghiệt nhất, nên kim cương đã có được sức mạnh vô địch. Kim cương trải qua một quá trình dài hàng trăm triệu năm, dưới nhiệt độ và áp suất cực lớn mới được hình thành, trở thành loại đá quý cứng nhất thế giới mà chỉ có kim cương mới cắt được kim cương. Câu chuyện của Kim cương khiến người ta liên tưởng đến tình yêu đôi lứa, cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn mới đơm hoa kết trái. Chính vì thế, một viên kim cương đính lên nhẫn cưới, các cặp vợ chồng cũng gửi gắm mong muốn tình yêu của mình cũng sẽ trường tồn, vĩnh cửu như kim cương.
2. Cách nhận biết nhẫn cưới kim cương
- Vì kim cương là dòng đá quý hiếm (đá tự nhiên) nên khi chạm vào sẽ có cảm giác mát lạnh dù ở bất kì môi trường hay nhiệt độ nào. Nhưng kim cương nhân tạo lại không có điều này, cảm nhận rõ ràng nhất là bạn có thể áp kim cương lên má để kiểm tra.
- Bạn có thể nhỏ một giọt nước lên trên bề mặt kim cương, nước lan ra nhanh là kim cương nhân tạo còn ngược lại chậm hơn là kim cương tự nhiên. Hay cách khác là bạn có thể hà hơi thổi vào kim cương. Hơi nước không bám trên mặt đá là kim cương tự nhiên, có hơi nước là nhân tạo.
- Kim cương tự nhiên có thể được đánh giá về chất lượng tốt nhưng bên trong vẫn có những dấu vết thiên nhiên chính là tạp chất hay những vết sáng nhỏ. Nhưng với kim cương nhân tạo thì không có vết sáng này bởi nó không có tạp chất xung quanh kim cương. Vì thế khi nhìn vào sâu bên trong nếu bạn nhìn xuyên được từ cạnh này sang cạnh kia rõ ràng nhất không thấy tạp chất nhỏ cản trở thì đó chính là kim cương nhân tạo.
- Kim cương luôn có độ bền và cứng và có thể được sử dụng trong công nghệ cắt kính. Nếu kim cương cọ vào kính mà kim cương đã bị trầy xước thì đó không phải kim cương tự nhiên. Cách đơn giản bạn có thể dùng giấy nhám chà nhẹ lên kim cương, nếu kim cương trầy xước thì đó là kim cương nhân tạo.
- Sử dụng một ly nước thật trong rồi bỏ kim cương vào đó. Quan sát một lúc nếu thấy ánh sáng kim cương mờ là nhân tạo còn vẫn chiếu sáng là tự nhiên.
3. Giá nhẫn cưới kim cương
Mức giá của kim cương đắt hay rẻ sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố là giá của nhẫn và giá của viên kim cương. Trong đó, giá của nhẫn sẽ phụ thuộc vào trọng lượng, loại vàng 10K, 14K hay 18K và tùy theo mẫu được thiết kế cầu kỳ hay đơn giản. Giá kim cương thì sẽ phụ thuộc vào chất lượng viên kim cương. Chất lượng viên kim cương được kiểm định dựa vào tiêu chuẩn 4C (Color, Clarity, Cut, Carat).
Color – Màu sắc của viên kim cương. Mức D (hoàn toàn không màu) là cao nhất là mức Z là thấp nhất.
Clarity – Độ tinh khiết hay độ sạch của viên kim cương (Flawless là tinh khiết nhất, hoàn toàn không lẫn tạp chất, I3 là mức thấp nhất)
Cut – Dạng cắt hay còn gọi là tỷ lệ và góc độ tương đối của các mặt giác trên viên kim cương (Các góc cắt tốt sẽ tạo nên khúc xạ ánh sáng tốt hơn)
Carat – Trọng lượng hoặc kích thước của viên kim cương.
Chỉ những viên kim cương đã trải qua quá trình nghiêm ngặt mới có thể biết được giá trị thực của chúng; tiêu chuẩn trên là phân loại quốc tế của GIA (Viện Đá quý Hoa Kỳ).
Đừng lầm tưởng rằng kim cương có carat càng lớn thì giá sẽ cao vì 3 yếu tố còn lại có ảnh hưởng rất quan trọng đến giá của 1 viên kim cương. 2 viên kim cương có cùng trọng lượng vẫn có thể chênh lệch giá, đặc biệt là khi độ tinh khiết khác nhau.
Bên cạnh đó, chiếc nhẫn có trọng lượng vàng lớn sẽ có giá cao hơn, hay thiết kế cầu kỳ, có đính hạt nhiều hay ít kim cương xung quanh… cũng ảnh hưởng tới giá nhẫn cưới kim cương.
Ngoài ra giá nhẫn cưới kim cương cũng phụ thuộc vào nơi bạn chọn mua sắm nhẫn. Đó phải là những cơ sở cung cấp uy tín, chất lượng sẽ đảm bảo mang tới cho người dùng những mẫu nhẫn đẹp, chất lượng cao và giá cả phù hợp nhất trên thị trường. Khi đó, những địa chỉ không uy tín có thể cung cấp giá nhẫn cưới kim cương rẻ nhưng khi mang ra so sánh với chất lượng mà nó sở hữu lại không hề tương xứng.
>> Vì sao nhẫn cưới kim cương trở thành biểu tượng >>
4. Giấy chứng nhận kiểm định khi mua nhẫn cưới kim cương
Khi mua nhẫn cưới kim cương tự nhiên ở bất kỳ cơ sở nào điều đầu tiên bạn phải lưu ý đến giấy chứng nhận kiểm định của một viên kim cương. Giấy chứng nhận cho thấy viên kim cương được phân tích và kiểm tra một cách độc lập, chuyên nghiệp về đặc tính và chất lượng bởi các chuyên gia. Giấy chứng nhận này vừa tạo được niềm tin cho khách hàng, giúp khách có sự đối chiếu cụ thể rõ ràng, xác thực vừa là điều kiện đảm bảo cho chất lượng và giá thành của viên kim cương.
Tại Việt Nam có hai loại giấy chứng nhận kiểm định là trong nước và quốc tế. Kiểm định trong nước có SJC, PNJ, GIV…, quốc tế có GIA, IGI, HRD…Trong những đơn vị kiểm định trong nước giấy chứng thư kiểm định kim cương của GIV được nhiều chuyên gia đánh giá là cấp giấy, tem kiểm định, hiệu chuẩn đảm bảo nhanh - chính xác, giá tốt, xuất hóa đơn VAT. Vì vậy Huy Thanh Jewelry tin dùng và lựa chọn GIV là trung tâm kiểm định kim cương an toàn và chính xác nhất.
Đối với những dòng kim cương loại lớn, từ 3 ly trở lên sẽ có giấy chứng nhận nhưng với những viên kim cương nhỏ hơn sẽ không có. Nhưng để an tâm và tin tưởng hơn bạn nên yêu cầu cửa hàng sử dụng bút thử kim cương để thử kim cương.
Vì nhẫn cưới kim cương là dòng sản phẩm có giá trị cao chính vì thế khi mua khách hàng nên kiểm tra cũng như quan tâm hơn đến giấy kiểm định, đó là bảo vệ quyền lợi chính đáng cho chính bản thân người mua khi trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu không uy tín khiến khách hàng bỏ ra số tiền lớn nhưng khi nhận về lại không đúng giá trị sản phẩm. Hơn thế, nhẫn cưới chính là kỷ vật mà mỗi chúng ta đều mang theo cả đời.