Nhẫn cầu hôn: cách chọn và các xu hướng 2022

  -  
Nhẫn cầu hôn là gì?
Nhẫn cầu hôn thường được trao vào dịp cầu hôn hoặc ngay sau khi một cặp đôi quyết định đính hôn. Thông thường, nhẫn cầu hôn thường được thiết kế với một viên đá quý đặt trong ổ nhẫn kim loại vàng bạc.

Tuy nhiên, nhẫn cầu hôn trong thời đại ngày nay đã mở rộng sang các thiết kế độc đáo hơn với nhẫn cầu hôn 3 viên đá quý, nhẫn chùm.

Có thể bạn quan tâm: Nhẫn cầu hôn nên mua loại nào tốt mà giá dễ thở


Lịch sử của nhẫn cầu hôn? Đeo nhẫn cầu hôn ngón nào?
Một chàng trai sẽ tặng cô dâu tương lai của mình một chiếc nhẫn đính hôn khi nàng chấp nhận lời cầu hôn. Truyền thống này đã được các nhà nhân chủng học tìm thấy dấu hiệu từ nền văn hóa La Mã cổ đại. Những người vợ thường đeo nhẫn gắn với chiếc chìa khóa nhỏ, để thể hiện họ đã có chủ rồi.

Năm 1477, quốc vương nước Áo – Archduke Maximilian đã trao tặng nhẫn đính hôn kim cương cho Mary of Burgundy – Vương Hậu tương lai. Đây cũng chính là chiếc nhẫn đính hôn kim cương đầu tiên của thế giới. Sự việc này đã khơi mào cho xu hướng nhẫn cầu hôn kim cương trong giới quý tộc toàn Châu Âu.

Dưới thời kì Victoria, loài người đã tạo nên những thiết kế công phu bằng cách kết hợp kim cương với các loại đá quý và kim loại khác. Cuối thời kì Edward, nhẫn đính hôn kim cương được phát triển thêm với những nét chạm khắc tinh tế.

Vào năm 1947, công ty kim cương De Beers đã thực hiện chiến dịch đánh dấu sự bùng nổ của viên đá quý sang trọng này trên toàn thế giới với slogan “Kim cương là mãi mãi”. Sự trường tồn của loại đá quý cứng nhất thế giới đã trở thành biểu tượng cho lời cam kết sâu sắc giữa các cặp đôi.

Bằng cách sử dụng hình ảnh của các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng để thể hiện sức hấp dẫn của kim cương, doanh số De Beers đã tăng đều đặn 50% trong 3 năm.

Ý nghĩa của nhẫn cầu hôn
Nhẫn cầu hôn vẫn luôn là biểu tượng cho sự hợp nhất bền bỉ và vững chắc cùng những kỷ niệm trân quý. Từ thời xa xưa, nhẫn cầu hôn đã mang những ý nghĩa sâu sắc và trang trọng.

Những người con gái La Mã cổ đại đeo nhẫn bằng ngà voi, đá lửa, xương động vật, đồng hoặc sắt để cam kết một cuộc sống gia đình dài lâu hoặc để khẳng định tình yêu và sự hài hòa với nửa còn lại.

Nhưng cho đến năm 850, nhẫn cầu hôn mới có ý nghĩa chính thức được lan truyền rộng rãi. Giáo hoàng Nicholas I đã tuyên bố rằng chiếc nhẫn đính hôn đại diện cho ý định kết hôn của một chàng trai. Vào thời điểm này, vàng là chất liệu phổ biến nhất cho nhẫn đính hôn.

Xem thêm: Những kim loại tốt thường dùng làm nhẫn đính hôn

Đeo nhẫn cầu hôn ngón nào?
Theo truyền thống, và trong hầu hết các nền văn hóa, nhẫn đính hôn và nhẫn cưới được đeo trên cùng ngón tay áp út của bàn tay trái. Theo niềm tin trong Công giáo, ngón áp út bàn tay trái là vị trí có các tĩnh mạch liên kết chặt chẽ với trái tim nhất bởi tình yêu là nguồn sống của con người.

Tuy nhiên, thực sự không có một quy tắc cố định nào cần làm theo. Nhẫn đính hôn hay những món trang sức quan trọng khác là một kỷ niệm và biểu tượng đẹp cần nâng niu suốt đời. Điều quan trọng nhất là người đeo thực sự trân trọng những chiếc nhẫn của mình.

Một số người thường đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bên trái và đeo nhẫn cầu hôn ở tay phải. Một số người lựa chọn đeo hai nhẫn chung cùng một ngón hoặc trải ra khắp các ngón trên cùng một bàn tay.