Ngoài tái tạo hình thể và màu sắc răng, giúp răng đều đẹp và trắng sáng
hơn, trong một số trường hợp bọc răng sứ còn là giải pháp giúp răng chắc
khỏe hơn, bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, nhiệt độ, thức
ăn,…
Vậy nên khi có nhu cầu thẩm mỹ răng sứ, bên cạnh yếu tố về giá cả, thì
độ bền của răng sứ cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu của khách hàng.
Tham khảo thêm: làm cầu răng sứ giá bao nhiêu
Điều này rất dễ hiểu bởi khi bỏ ra số tiền không hề nhỏ để bọc răng sứ,
bất kì ai cũng mong muốn nhận lại kết quả tốt nhất và lâu dài.
Tuổi thọ trung bình của răng sứ là bao lâu?
Về vấn đề răng sứ có thể tồn tại được bao lâu, bạn có thể yên tâm vì
răng sứ có độ bền cao, độ cứng chắc lớn hơn độ cứng trung bình của men
răng thật nên duy trì được hình dáng và đảm nhận tốt chức năng ăn nhai
trong nhiều năm.
Hiện nay trên thị trường có 2 dòng răng sứ chính, đó là răng sứ kim loại
(điển hình như răng sứ kim loại thường, răng sứ Titan) và răng toàn sứ
(điển hình là răng sứ Katana, Venus, Emax, Ceramill, HT Smile và mới
nhất gần đây là răng sứ UT Smile).
Trong đó, thời gian sử dụng răng sứ kim loại thường có thể từ 5 – 8 năm,
còn răng toàn sứ có tuổi thọ cao hơn, từ 15 – 20 năm (tùy vào từng loại
sứ).
Sau khoảng thời gian này, nếu răng sứ lộ rõ dấu hiệu “xuống cấp”, bị sứt
mẻ hoặc là nguyên nhân gây ra các vấn đề như đau nhức, hôi miệng, viêm
lợi, viêm cổ chân răng, không thể ăn nhai bình thường,… bạn cần bọc lại
răng sứ để không ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của khuôn miệng.
Yếu tố nào quyết định độ bền của răng sứ
Tuổi thọ của răng sứ thường không giới hạn ở một con số nhất định mà có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao
bác sĩ là người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi case thẩm mỹ
răng sứ. Vì khi bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm mới có thể
đánh giá đúng tình trạng của khách hàng, từ đó đưa ra kế hoạch phục hình
chính xác nhất.
bài viết liên quan:
+ bọc răng sứ mất bao lâu
Đặc biệt, công đoạn sửa soạn cùi răng, lấy dấu răng và lắp răng sứ luôn
yêu cầu ở bác sĩ sự khéo léo, chính xác nhằm hạn chế tối đa việc xâm lấn
các răng kề cạnh, không ảnh hưởng đến tủy răng cũng như giúp răng sứ
được gắn sát khít hoàn toàn vào trụ răng thật. Có như vậy, răng sứ mới
có thể tồn tại trên cung hàm một cách vững chắc, lâu dài mà không gây
cảm giác cộm, cấn hay khó chịu nào.
Hệ thống máy móc thiết bị
Để có được kết quả phục hình thẩm mỹ thực sự an toàn và hiệu quả lâu dài
không thể thiếu sự góp sức của những thiết bị y khoa, móc máy hiện đại
cùng công nghệ bọc răng sứ tối tân.
Hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ
phục hình răng sứ một cách chính xác, hạn chế tối đa những sai sót, đồng
thời giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, yên tâm, rút ngắn thời gian
chờ đợi.
Dòng răng sứ mà bạn lựa chọn
Răng sứ càng cao cấp, bộ bền càng lớn và tuổi thọ sẽ càng cao. Nếu điều
kiện cho phép, bạn nên cân nhắc chọn các dòng răng toàn sứ mặc dù chi
phí có phần đắt hơn răng sứ kim loại. Răng toàn sứ có độ bền tốt, tuổi
thọ cao từ 15 đến 20 năm nên bạn sẽ chung sống với hàm răng mới của mình
trong thời gian khá dài.
Trong khi đó răng sứ kim loại tuy có giá thành thấp nhưng tính thẩm mỹ kém, tuổi thọ thấp hơn (chỉ từ 5 – 8 năm).
Tình trạng răng trước khi phục hình răng sứ
bọc răng sứ được bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn: răng
còn sống tủy hay đã lấy tủy, mô răng còn nhiều hay ít, khớp cắn giữa
hai hàm, loại phục hình bạn lựa chọn,…
Với những răng không phải chữa tủy, còn cứng chắc và được bọc
răng toàn sứ thì độ bền sẽ không thua kém gì răng thật. Tuy nhiên
răng đã chữa tủy thì tuổi thọ của răng sứ sẽ giảm theo thời
gian vì tủy răng là nguồn sống của răng, việc điều trị tủy sẽ
làm cho răng bị vôi hóa và dễ gãy vỡ hơn.
Chế độ chăm sóc sau khi phục hình
Một chế độ chăm sóc sau phục hình tốt là tiền đề để răng sứ luôn bền đẹp và gắn bó lâu dài với bạn.
Việc bỏ bê hàm răng sứ sẽ khiến bạn phải trả giá đắt. Răng sứ không được
giữ gìn sẽ kém bền, lâu dần có thể gây ra các tình trạng như ê răng,
đau nhức răng, khó nhai hoặc nứt vỡ răng sứ,….
3 lý do khiến răng sứ của bạn cần phải thay mới
Các dòng răng sứ, đặc biệt là răng toàn sứ có độ cứng chắc gấp nhiều lần
răng thật. Tuy nhiên theo thời gian, răng sứ có thể suy yếu và hỏng sớm
hơn dự kiến vì 3 nguyên nhân dưới đây:
Vấn đề khớp cắn
Thông thường, răng sứ có khả năng chịu được lực ăn nhai, cắn xé rất tốt.
Tuy nhiên, thói quen cắn chặt hay nghiến răng lại là nguyên nhân đẩy
nhanh tốc độ hư hỏng của răng sứ.
Đối với trường hợp ngủ nghiến răng khi ngủ, nguy cơ nứt vỡ các phục hình
trong miệng, trong đó có răng sứ sẽ tăng lên đáng kể. Vì vậy nếu bạn có
thói quen này, nha sĩ sẽ khuyến nghị bạn đeo máng chống nghiến để bảo
vệ răng sứ.
Trong một số trường hợp khác, việc bác sĩ tái tạo khớp cắn thiếu chuẩn
xác khiến phục hình răng sứ không đạt được kết quả tốt cũng sẽ ảnh hưởng
tới độ bền chắc của răng sứ.
Sứt mẻ trong quá trình sử dụng
Những thói quen xấu trong sinh hoạt mà bạn thường không chú ý đến như
nhai đá lạnh, cắn móng tay, dùng răng mở nắp chai,… làm răng sứ dễ bị
sứt mẻ. Đôi khi răng sứ bị nứt, vỡ còn có thể do gặp tai nạn hoặc chấn
thương khi chơi thể thao.
Đăng ký nhận ngay ưu đãi: bọc răng sứ giá bao nhiêu
Răng sứ bị nứt vỡ sẽ không thể áp dụng phương pháp hàn trám thông thường
mà buộc phải bọc một chiếc răng sứ mới để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức
năng ăn nhai.
Sâu răng
Nếu bạn có một chiếc răng sâu nhưng chưa được điều trị triệt để trước
khi bọc răng sứ, chiếc răng đó vẫn sẽ tiếp tục bị sâu, lâu dần ảnh hưởng
đến tủy răng, gây ra các cơn đau nhức dữ dội và khiến chân răng yếu đi
và lung lay. Khi đó, phần mão răng sứ phía trên sẽ mất đi “chỗ dựa” và
suy yếu theo.
>>>Nguồn: bọc răng sứ được bao lâu