Bệnh viêm nha chu chính là một trong những nguyên nhân gây mất răng sớm ở
người trưởng thành mặc dù răng không bị sâu hay hư hại. Những thông tin
về bệnh viêm nha chu và cách điều trị mà bạn phải biết dưới đây sẽ giúp
bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
I. Bệnh viêm nha chu và cách điều trị mà bạn phải biết
1. Bệnh viêm nha chu là gì?
Nha chu
là một tổ chức xung quanh răng, bao gồm nướu, cement răng, dây chằng và
xương ổ răng có chức năng nâng đỡ, cố định răng đứng vững trong xương
hàm và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập làm hại răng.
Nha chu là bệnh viêm nhiễm từ nướu lan dần sang các mô khác
Để nhận biết được bệnh viêm nha chu, chúng ta căn cứ vào những biểu hiện dưới đây:
– Nướu răng dễ bị chảy máu do bất cứ tác động nào như khi đánh răng, thức ăn cứng…
– Nướu bị viêm và sưng đỏ và không bám chắc vào chân răng như bình thường. Có thể xuất hiện các vết loét trên nướu răng.
– Xuất hiện các mảng bám và cao răng bám cứng chắc trên bề mặt răng.
– Răng bị lung lay và thưa dần đi. Có thể bạn sẽ cảm nhận được răng đang lỏng lẻo khi nhai và cắn thức ăn.
– Hiện tượng hôi miệng cũng bắt đầu xuất hiện.
Hiện tượng chảy máu khi có tác động dù là nhẹ nhất
==>> Tham khảo thêm bài viết: Bệnh lở miệng kéo dài trong bao lâu
2. Biểu hiện của bệnh nha chu
Bệnh nha chu thường diễn biến qua 2 giai đoạn: viêm nướu và viêm nha chu.
Ở giai đoạn nướu bị viêm, nếu được điều trị kịp thời, bệnh sẽ khỏi hẳn.
Bệnh viêm nướu có khả năng hồi phục, nhưng nếu không điều trị có thể
tiến triển sang viêm nha chu khi mô liên kết nướu với răng bị phá
hủy.
Khi đó túi mủ sẽ được tạo thành giữa răng và nướu (gọi là túi nha chu).
Các vi khuẩn độc hại trong mảng bám và vôi răng tiếp tục tích tụ trong
túi nha chu này làm xương nâng đỡ răng bị tiêu dần đến răng bị lung lay,
miệng có mùi hôi khó chịu.
3. Cách điều trị viêm nha chu
Cách điều trị bệnh viêm nha chu như thế nào sẽ còn phụ thuộc rất nhiều
vào tình trạng và giai đoạn của bệnh. Mỗi một giai đoạn bệnh khác nhau
sẽ có cách điều trị khác nhau. Dưới đây là bệnh viêm nha chu và cách
điều trị mà bạn phải biết tại nha khoa theo từng giai đoạn:
– Đối với tình trạng viêm nha chu nhẹ:
Tức là bệnh vừa mới chuyển đổi từ viêm nướu sang nha chu thì cách điều
trị là đơn giản nhất đó chính là cạo vôi răng. Vôi răng nếu được làm
sạch sẽ làm mất nơi trú ẩn của vi khuẩn, sau đó một thời gian nướu sẽ tự
hồi phục lại chắc khỏe như bình thường.
Cạo vôi răng là cách điều trị đơn giản ở giai đoạn bệnh nhẹ
– Trường hợp đã xuất hiện túi mủ:
Đối với những trường hợp đã xuất hiện túi nha chu (áp xe), có ổ mủ xung
quanh răng, bác sĩ sẽ áp dụng điều trị khẩn cấp túi nha này. Gọi là điều
trị khẩn cấp bởi đây là biểu hiện cơn đau cấp tính của bệnh, nếu để
càng lâu sẽ gây nên viêm nhiễm mãn tính, răng sẽ bị lung lay và có thể
rụng đi bất cứ lúc nào.
Nếu răng bị bệnh nha chu quá nặng có thể phải can thiệp phẫu thuật
Cuối cùng, phương pháp điều trị duy trì sẽ được tiến hành sau khi đã
chữa khỏi viêm nha chu, mục đích là ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.
– Trường hợp bị nha chu nặng không thể bảo tồn răng:
Đối với trường hợp răng không thể điều trị và bảo tồn được nữa thì nhổ
răng chính là phương án cuối cùng mà bác sĩ bắt buộc phải đưa ra để ngăn
chặn tình trạng viêm nhiễm lây lan sang các răng kế cận và gây hại cho
sức khỏe toàn thân.
Nhổ răng là phương án cuối cùng khi răng bị nha chu quá nặng không thể bảo tồn
==>> Xem thêm bài viết: Nên dùng bàn chải điện không? Như thế nào là bàn chải tốt
II. Giải pháp trồng lại răng cho người bị viêm nha chu nặng
Trường hợp viêm nha chu nặng, không thể điều trị được nữa, bác sĩ buộc
phải nhổ bỏ răng. Khi đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư
vấn về phương pháp trồng răng giả phù hợp.
Hiện nay, có nhiều phương pháp trồng răng, mỗi phương pháp có các đặc
điểm phục hình khác nhau, đáp ứng tối đa nhu cầu của mỗi người. Trong
đó, thường được chỉ định nhất là răng giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng
răng Implant.
Các phương pháp trồng răng thường được sử dụng hiện nay
1. Trồng răng Implant
Sau khi mất răng, vùng xương hàm ở vị trí răng mất không còn nhận được
kích thích, áp lực từ hoạt động ăn nhai ăn của răng sẽ dần thoái hóa và
tiêu đi. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và gần như xảy ra ở
tất cả các bệnh nhân mất răng.
Hiện tượng tiêu xương hàm sau khi mất răng
Kỹ thuật nha khoa hiện đại cho phép can thiệp và hạn chế được hiện tượng
này. Bác sĩ sẽ cấy ghép chân răng nhân tạo vào xương hàm của bệnh nhân
để thay thế cho chân răng thật đã mất. Áp lực mà chúng tạo ra khi bệnh
nhân ăn nhai gần như tương đương với răng thật, giúp kích thích xương
phát triển và duy trì mật độ ổn định.
Phương pháp này được gọi là trồng răng Implant. Chân răng nhân tạo chính
là các trụ Implant được làm bằng Titanium rất an toàn, lành tính với cơ
thể người.
Mô phỏng kỹ thuật trồng răng Implant
Với thiết kế đặc biệt, các trụ Implant có khả năng tích hợp cứng chắc
vào xương hàm và tồn tại như một phần của cơ thể. Nhờ đó, răng Implant
sau khi hoàn thiện có thể tồn tại độc lập với các răng khác trong cung
hàm, ăn nhai chắc chắn như răng thật và duy trì vĩnh viễn nếu được chăm
sóc tốt, đúng cách.
Đặc điểm:
– Hạn chế tối đa hiện tượng tiêu xương hàm.
– Ăn nhai chắc chắn, tương đương 99% sức nhai của răng thật.
– Giá trị thẩm mỹ cao, gần như không có sự khác biệt với các răng khác trong cung hàm.
– Thời gian thực hiện từ A – Z khoảng 1 – 3 tháng.
– Thời gian sử dụng lâu dài, có thể duy trì cả đời nếu chăm sóc tốt.
– Vệ sinh đơn giản, tương tự như răng thật.
– Không xâm lấn đến răng thật.
– Có thể áp dụng cho mọi tình huống mất răng.
Trồng răng Implant để phục hình các răng mất
Tính đến thời điểm hiện tại, trồng răng Implant là giải pháp duy nhất có
thể hạn chế được hiện tượng tiêu xương hàm. Do đó, trong đa số các
trường hợp trồng răng, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên thực hiện
phương pháp này để có được hiệu quả phục hình toàn diện và tối ưu nhất.
==>> Tìm hiểu thêm bài viết: Cách chữa nhiệt miệng đơn giản hiệu quả
2. Trồng răng giả bằng cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một cấu trúc phục hình thân răng, lắp đầy vị trí răng bị
khuyết trên cung hàm, thường gồm ít nhất ba răng sứ: bao gồm 1 răng giả ở
giữa và 2 mão răng gắn vào 2 răng thật ở 2 đầu.
Vì có các răng thật nâng đỡ nên lực nhai của răng giả được trồng bằng
phương pháp cầu răng sứ khá cao, khoảng 60% – 70% răng thật. Đây cũng
chính là lí do phương pháp này thường không được chỉ định cho răng số 7,
vì răng số 8 (răng khôn) không đủ điều kiện để làm trụ răng.
Đặc điểm:
– Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 2 – 4 ngày.
– Lực nhai khá cao, khoảng 60% – 70% răng tự nhiên.
– Cần mài răng thật để làm trụ răng.
– Thời gian sử dụng tương đối ngắn, khoảng 5 – 7 năm.
– Vệ sinh như răng thật. Cần chú ý đến vùng mô nướu bên dưới cầu răng.
– Không hạn chế được hiện tượng tiêu xương hàm.
Làm cầu răng sứ để phục hình các răng mất
Trong thời gian đầu, giá trị thẩm mỹ của cầu răng sứ khá cao. Chúng khít
sát với nướu và gần như không có sự khác biệt với răng thật.
Thế nhưng, sau một thời gian sử dụng, vùng mô nướu bên dưới cầu răng sẽ
tiêu hõm dần đi do ảnh hưởng của hiện tượng tiêu xương hàm, tạo thành
một khoảng trống gây mất thẩm mỹ.
III. Cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm nha chu là vi khuẩn có trong các
mảng bám và cao răng. Do đó, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ cạo vôi răng
định kỳ, khoảng 6 tháng một lần.
Song song với đó, bạn cũng nên lưu ý hơn đến chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng của bản thân. Các hướng dẫn cơ bản bao gồm:
Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày.
Đánh răng sau khi ăn các thực phẩm có hàm lượng đường cao.
Không đánh răng với lực mạnh theo chiều ngang.
Uống hoặc súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn các thực phẩm có tính axit
cao như cam, chanh, bưởi… bạn nên uống/súc miệng bằng nước lọc hoặc
đánh răng sau khoảng 30 phút.
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại trên răng.
Không sử dụng tăm xỉa răng.
Không dùng răng cắn các vật cứng.
Khám răng định kỳ tại nha khoa, khoảng 6 tháng một lần.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm nha chu và cách điều trị mà bạn
phải biết để có thể nắm rõ hơn về cách điều trị tại nha khoa khi chẳng
may bị viêm nha chu.
Khi nhận thấy tình trạng răng miệng mình có vấn đề thì hãy nhanh chóng
đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và có những phương pháp can
thiệp kịp thời nhất, đừng để bệnh diễn biến quá lâu sẽ gây ảnh hưởng
không tốt đến sức khỏe răng miệng của chính bản thân mình.
Nếu còn vấn đề nào thắc mắc hoặc cần tư vấn về vấn đề răng miệng, vui
lòng liên hệ với chúng tôi theo tổng 0911686820 hoặc đến trực tiếp Nha
khoa Sunshine để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.
==>> NGUỒN: Bọc răng sứ giá bao nhiêu