“Vượt cạn” là quá trình đầy khó khăn và đau đớn của mỗi bà bầu. Sau khi
sinh, “vùng kín” bị tổn thương và có nhiều thay đổi nên cần phải chăm
sóc cần thận để tránh nguy cơ viêm nhiễm và những biến chứng nguy hiểm.
Vậy mẹ đã biết cách chăm sóc vùng kín sau sinh hay chưa?
- Chăm sóc vết mổ
Sinh con quả là công việc gian lao nhưng vĩ đại nhất đối với mỗi người
làm mẹ. Dù là đẻ mổ hay đẻ thường thì đó vẫn là một trải nghiệm vô cùng
khó khăn và đau đớn.
Hầu hết, các bà mẹ đẻ thường đều phải
rạch tầng sinh môn (đó là phần mô mềm nằm giữa âm đạo và hậu môn có
chiều dài khoảng 3 – 5 cm). Thông thường phần cơ và lớp niêm mạc sẽ
được khâu bằng chỉ tự tiêu sau 20 ngày, lớp da thì được khâu bằng chỉ
nilon (cắt chỉ sau khoảng 1 tuần). Sau khi hết thuốc tê, người mẹ mới
bắt đầu có cảm giác đau, nhất là lúc ngồi dậy do tầng sinh môn bị kéo
thắt lại bằng chỉ khâu. Do đó khâu chăm sóc vùng kín sau sinh lúc này
nên hết sức cẩn thận. Vết mổ là vết thương hở vì thế chúng ta cần giữ
sạch sẽ và khô để tránh nhiễm trùng. Nếu có hiện tượng rỉ dịch vàng
phải báo ngay cho chuyên viên y tế.
>>>>> XEM THÊM: Kem làm hồng vùng kín
Sản phụ có thể sử dụng những loại gối kê, nệm mềm và uống thuốc giảm
đau để cảm thấy ổn hơn. Cảm giác đau đớn này thường hết sau khi cắt chỉ
hoặc kéo dài gần 1 tháng. Nếu đau dai dẳng hơn thì hãy đề nghị để được
khám lại.
Đến tuần thứ 2 sau khi đã được cắt chỉ tự tiêu,
thời gian này mẹ nên lau người với nước ấm, tắm nhanh chóng, không ngâm
mình trong bồn hoặc xối mạnh nước có thể làm vết mổ bị ướt. Sau khi
tắm xong, dùng bông sạch thấm khô vết mổ tại vùng kín, không tự ý đắp
lá trầu không hay tỏi giã lên vùng kín.
Đối với những thai phụ
phải sinh mổ thì thời gian ở lại bệnh viện có thể lâu hơn và chậm hồi
phục hơn. Bởi vết mổ ở ổ bụng gây nguy cơ nhiễm trùng cao hơn sinh
thường.
>>>>> THAM KHẢO: Giải pháp thu hẹp vùng kín bằng công nghệ Laser hiện đại
Những ngày đầu tiên sau khi đẻ, vết mổ vẫn chưa khô nên các nữ hộ sinh
sẽ giúp vệ sinh vết mổ. Có thể vệ sinh vết mổ bằng dung dịch betadin
hoặc povidine 10%, giúp vết mổ sẽ nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng.
Cần để vết mổ hở không cần băng chặt, giữ cho vết mổ luôn khô sạch.
Để giảm tránh các biến chứng và nhiễm trùng không mong muốn, mẹ sẽ được
kê thuốc kháng sinh kèm giảm đau để co hồi tử cung. Các vết mổ đang
dần liền lại kết hợp với một vài cơn co thắt tử cung để thu hẹp tử cung
về trạng thái ban đầu có thể gây ra cảm giác choáng váng và kiệt sức.
- Vệ sinh vùng kín khi tiểu tiện, đại tiện
Để hạn chế nhiễm trùng âm đạo, các chị em có thể vừa tiểu tiện vừa xối
nước thật nhẹ nhàng để tránh nước tiểu làm bẩn vết khâu. Sản phụ nên
tập đi tiểu từ 2 -3 h sau khi rút ống thông tiểu để tránh hiện tượng bí
tiểu sau khi sinh. Riêng việc đại tiện có thể trì hoãn được lâu hơn,
vì do việc ảnh hưởng của thuốc tê các chị có thể bị táo bón kéo dài từ 3
-5 ngày. Sau khi đại tiểu tiện nên lau khô vùng kín nhẹ nhàng với khăn
mềm và sạch.
>>>>> XEM THÊM: Phương pháp làm hồng vùng kín cực kỳ hiệu quả
Nếu bạn còn ở bệnh viện, y tá sẽ giúp bạn rửa sạch vùng kín với nước
đun sôi pha cồn diệt khuẩn và bôi thêm dung dịch sát khuẩn để nhanh
liền sẹo. Về nhà những ngày sau, bạn có thể tự rửa vùng kín bằng nước
đun sôi với dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, lau khô cơ thể và mặc đồ
lót thoáng sạch để tránh nấm ngứa.
Dù các chị em có đẻ mổ hay
thường thì sản dịch vẫn tiết ra ngoài âm đạo, nó là dấu hiệu bình
thường cho thấy tử cung đang hồi phục tốt. Vài ngày đầu sản dịch thường
có màu đỏ tương sau đó lượng huyết sẽ dần ít hơn và nhạt màu hơn, sản
dịch có màu nâu khi nội mạc tử cung co lại. Đến ngày thứ 10, sản dịch
sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu. Vì vậy hằng ngày, chúng ta cần lót
băng vệ sinh để thấm sản dịch tiết ra và thay đều đặn 3 – 4 lần/ngày
kết hợp rửa âm hộ sau mỗi lần thay băng, tránh chà xát mạnh lên vết
khâu.
CLICK NGAY ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ >>> Chăm sóc vùng kín sau sinh