Bệnh xơ phổi là loại
bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ
50 - 70 tuổi. Xơ phổi là loại bệnh thường làm tổn thương đến các mô bên trong
phổi, gây nên những cơn khó thở cho người bệnh cùng nhiều các biến chứng nguy
hiểm khác. Tùy vào tiến triển của bệnh mà tiên lượng sống còn của mỗi bệnh nhân
cũng khác nhau, trung bình chỉ từ 3 - 5 năm. Vậy nguyên nhân của bệnh xơ phổi
là giif và cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây
nhé.
Chức năng của phổi
Phổi nằm bên trong
lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn và phổi có chức năng chính là trao đổi
khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Do phổi có tính đàn hồi, mềm và xốp
nên phổi giúp đưa oxy từ không khí vào trong tĩnh mạch, đồng thời đưa khí CO2 từ
động mạch ra bên ngoài. Ngoài chức năng chính đó thì phổi còn có chức năng giúp
lọc và loại bỏ các độc tố trong máu, lưu trữ máu bên trong và chuyển hóa các chất
sinh hóa học.
Xơ phổi là gì?
Xơ phổi hay còn gọi
là xơ hóa phổi, là tình trạng các mô bên trong phổi bị tổn thương, xơ cứng, dày
lên, mất chức năng đàn hồi và tạo thành
sẹo ở phổi (bao gồm cả đỉnh và thùy phổi). Những vết sẹo ở phổi ngăn chặn và cản
trở hoạt động hít thở của bệnh nhân, làm cho bệnh nhân khó thở và đi cùng với các biến chứng nguy hiểm khác.
ư
Bệnh xơ phổi được
chia thành 3 dạng:
Xơ phổi thứ phát:
Xuất hiện sau khi có tổn thương phổi như viêm phổi, nhồi máu phổi, lao phổi.
Xơ phổi khu trú:
Khi hít phải các chất gây kích thích như silica, bụi than.
Xơ phổi vô căn
(Idiopathic pulmonary fibrosis), bệnh phổi mô kẽ lan tỏa (Diffuse parenchymal
lung disease) và bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai, hay còn gọi là bệnh viêm
phổi tăng cảm (Extrinsic allergic alveolitis).
Triệu chứng của bệnh
xơ phổi
Diễn tiến bệnh và mức
độ nghiêm trọng của bệnh xơ phổi ở mỗi bệnh nhân đều khác nhau, có một số bệnh
nhân tiến triển bệnh rất nhanh cùng với nhiều các triệu chứng nghiêm trọng
khác, còn một số khác lại chỉ có triệu chứng nhẹ rồi dần dần mới phát triển biến
chứng mạnh mẽ sau vài tháng hoặc một năm. GS.TS.BS Ngô Quý Châu khuyến cáo, những
người bị bệnh xơ phổi cần phải đặc biệt chú ý khi có các dấu hiệu sau:
Khó thở, đặc biệt
là trong hoặc sau khi người bệnh có hoạt động thể chất hoặc ho khan;
Ho khan, ho kéo
dài, ho khò khè, có thể ho ra máu;
Đau tức ngực;
Đau nhức các bắp thịt
và khớp;
Thường xuyên rơi
vào trạng thái mệt mỏi, sụt cân… mà không rõ lý do.
Nguyên nhân gây xơ
phổi
Những người bị bệnh
xơ phổi, phế nang bị tổn thương và thành sẹo sẽ làm cho mô kẽ cứng và dày hơn,
kém linh hoạt và có
cấu tạo giống như miếng bọt biển khô cứng, khiến cho người bệnh thở một cách
khó khăn hơn. Xơ phổi có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tổn thương, một trong số
những nguyên nhân thường gặp là:
1. Môi trường lao động
bị ô nhiễm
Việc tiếp xúc với
môi trường chứa các chất độc hại, chất gây ô nhiễm như bụi silic, sợi amiăng…
trong thời gian dài cũng có thể làm tổn thương phổi. Bên cạnh đó, quá trình
phơi nhiễm kinh niên đối với một số chất hữu cơ như bụi ngũ cốc, mía đường,
phân động vật,... cũng có thể dẫn đến bệnh xơ phổi.
2. Ảnh hưởng của bức
xạ
Ảnh hưởng của bức xạ
cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh xơ phổi. Những tổn thương và mức
độ ảnh hưởng của quá trình trị liệu còn phụ thuộc vào diện tích phổi tiếp xúc với
bức xạ, hóa trị liệu được sử dụng và tổng số lần bức xạ.
3. Lạm dụng thuốc
Việc lạm dụng một số
loại thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ cung có thể gây hại cho phổi, nhất
là các loại thuốc hóa trị như cyclophosphamide, methotrexate; thuốc điều trị rối
loạn nhịp tim và các vấn đề tim mạch như propranolol, amiodarone; thuốc tâm thần
và thuốc kháng sinh như nitrofurantoin, sulfasalazine.
4. Người bệnh mắc
các bệnh lý liên quan
Những bệnh nhiễm
trùng phổi nghiêm trọng như bệnh lao, bệnh viêm phổi cũng có thể gây tổn thương
phổi vĩnh viễn; viêm khớp dạng thấp, dạ dày trào ngược, bệnh lupus ban đỏ, hội
chứng Sjogren và sarcoidosis,… cũng ảnh hưởng đến tất cả các mô trong cơ thể,
trong đó có phổi.
Bên cạnh đó, cũng
có một số trường hợp mắc bệnh xơ phổi tự phát, không rõ nguyên nhân. Theo
nghiên cứu cho thấy, mặc dù chưa xác định chính xác về nguyên nhân gây xơ phổi
tự phát nhưng vẫn có một số yếu tố có
nguy cơ gây bệnh như:
Thói quen hút thuốc
lá: Những người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ phát triển chứng xơ phổi tự
phát nhiều hơn với những người chưa bao giờ hút thuốc.
Nhiễm virus gây bệnh:
Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng chứng xơ phổi cũng do một số loại virus gây
ra như epstein-barr, herpes, virus gây bệnh bạch cầu đơn nhân…
Di truyền: Ở những
gia đình có tiền sử mắc bệnh thì cũng có một số trường hợp hiếm gặp bị mắc bệnh
xơ phổi.
Để có thể điều trị
bệnh xơ phổi tại nhà thì bạn có thể tham khảo máy tạo oxy yuwell 7f-5w
của công ty TNHH thiết bị y tế Medjin theo địa chỉ sau nhé.
Địa chỉ:
CÔNG TY TNHH THIẾT
BỊ Y TẾ MEDJIN
Địa chỉ: Số 14, ngõ
72, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0917992556
Email:
Admin{at}medjin.vn – Info{at}medjin.vn
Website: medjin.vn