Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc tính toán công suất nguồn máy tính, trong đó phải kể đến: công cụ trên trang web outervision.com, web MSI… Trong bài viết này sẽ hướng dẫn bạn sử dụng phần mềm Power Supply Calculator của FSP vì nó trực quan, dễ dùng, và được cập nhật đầy đủ các linh kiện phổ biến trên thị trường hiện nay.
Power Supply Calculator - Phần mềm tính công suất nguồn phổ biến
Bước 1: Để sử dụng công cụ Power Supply Calculator, các bạn truy cập theo link: https://www.fsplifestyle.com/landing/calculator.html. Khi đó, màn hình sẽ xuất hiện một giao diện như bên dưới. Bạn sẽ thực hiện các thao tác tính toán tại đây!
Bước 2: Bạn điền đầy đủ các thông tin cần thiết vào từng mục Processor (CPU), RAM, Graphics Card (GPU), SSD, HDD, Cooling. Linh kiện nào không có, bạn có thể bỏ qua.
Bước 3: Khi hoàn thành việc liệt kê đặc điểm tất cả các bộ phận của PC, bạn nhấn “Calculate” để phần mềm tính công suất. Sau đó kết quả sẽ được hiện ra.
Một số lưu ý khi lựa chọn nguồn máy tính
Như vậy phần mềm Power Supply Calculator cũng đã giúp bạn tính chính xác công suất nguồn cho dàn PC của bạn. Tuy nhiên đây chỉ là công suất tối thiểu để hoạt động an toàn mà thôi. Khi lựa chọn nguồn cho máy tính, bạn nên lưu ý thêm một số điều sau:
- Chọn công suất cao hơn mức tính toán: Về lâu dài, để an tâm công suất nguồn của bạn vẫn đủ khi nâng cấp phần cứng cao cấp hơn hay có ý định ép dung nặng… Vì vậy nên chọn nguồn máy tính có công suất dư ra 100-200W so với kết quả phần mềm đã tính.
- Chú ý các kết nối trên nguồn: Một số kết nối quan trọng trên nguồn là yếu tố đảm bảo tính phù hợp của nó với Card màn hình, đảm bảo hoạt động ổn định:
– Đầu nối nguồn PCI-E 6 chân/8 chân
– 12 Volt Rail
- Có chứng nhận 80Plus: Đây là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của bộ nguồn. Những bộ nguồn có chứng nhận này thường tiêu thụ điện ít hơn so với những PSU cùng công suất nhưng không có chứng nhận.
Nguồn bài viết: https://thumuamaytinhcu.online/cach-tinh-cong-suat-nguon-may-tinh-dan-pc/