7 bước xây dựng chiến lược SEO bền vững

  -  

Dưới đây là hướng dẫn 7 bước xây dựng chiến lược SEO bền vững từ On Digitals. Hãy thực đầy đủ các bước này để mang lại hiệu quả tốt nhất cho website của bạn.


Bước 1: Thấu hiểu khách hàng mục tiêu của website

Ở bước này, bạn cần trả lời câu hỏi “Bạn muốn đối tượng nào truy cập website của mình?”. Và xác định điều mà khách hàng muốn truy vấn. Đồng thời, bạn nên biết được những kênh mà khách hàng thường sử dụng để tìm kiếm. Nhờ vào đó, bạn có thể xác định chân dung khách hàng và hành trình mua hàng chính xác.

Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu là bước quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của chiến lược SEO sắp triển khai.


Bước 2: SEO Audit để nắm rõ hiện trạng của website

SEO Audit là quá trình kiểm tra sức khỏe của website để tìm ra nguyên nhân vì sao website không tăng trưởng. Thậm chí, SEO Audit còn có thể giúp bạn tìm được cơ hội phát triển website vượt trội hơn so với đối thủ. Bạn có thể thực hiện SEO Audit thông qua công cụ hỗ trợ hoặc sử dụng dịch vụ SEO chuyên nghiệp.


chiến lược seo cho website

Sau đây là 5 hạng mục bạn nên thực hiện SEO audit:

  • Audit Content: Kiểm tra lại nội dung của website đã tốt chưa, mức độ trùng lặp là bao nhiêu.
  • Audit Technical: Các trang trong website của bạn có được index hay không? Và Googlebot có dễ dàng quét website của bạn hay không?
  • Audit Onpage: Kỹ thuật tối ưu trên website đã đảm bảo yếu tố chuẩn SEO hay chưa?
  • Audit Offpage: Các website bạn đặt backlink có chất lượng không? Website của bạn có bị đối thủ cạnh tranh dùng backlink bẩn không?
  • Audit Entity: Những thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ đã đồng nhất và được xác thực chưa?

Một số công cụ mà bạn có thể sử dụng để audit website như Ahrefs, Screaming Frog, Google Analytics (GA), Google Search Console (GSC),... Mỗi công cụ sẽ có tính năng và công dụng khác nhau. Vì thế, bạn nên nghiên cứu kỹ trước khi lựa chọn sử dụng các công cụ audit.


Bước 3: Thiết lập mục tiêu và KPI cho chiến lược

Bạn cần đề ra mục tiêu và KPI để chiến lược SEO luôn đi đúng hướng. Có hai mục tiêu phổ biến bạn cần quan tâm.

  • Mục tiêu website: Là mục tiêu mà website cần đạt được khi thực hiện chiến lược SEO. Bạn muốn người dùng tham khảo thông tin sản phẩm? Hay thu thập Email để dùng làm remarketing (tiếp thị lại) sau này?,...
  • Mục đích chuyển đổi: Mục tiêu chuyển đổi là mục đích chính của bất kỳ website nào. Đồng thời, mục đích chuyển đổi sẽ khác nhau với mỗi ngành hàng. Ví dụ, đối với ngành bán lẻ thương mại điện tử (E-commerce), mục đích chuyển đổi là giao dịch (transaction). Đối với các website khác, mục tiêu cuối cùng có thể là Demo sản phẩm/dùng thử, số lượt liên hệ,...

chiến lược seo hiệu quả

Bên cạnh đó, bạn cũng xem xét về KPI của chiến lược SEO. Nó bao gồm các yếu tố:

  • Tăng thứ hạng từ khóa
  • Tăng Organic Traffic
  • Sửa lỗi website như lỗi 404, lỗi 3XX,...

Sau khi website được tối ưu, bạn có thể đặt mục tiêu SEO chi tiết hơn như Click Through Rate (CTR - tỷ lệ nhấp chuột), Time Onsite (thời gian trên trang), Bounce/Exit Rate (tỷ lệ thoát trang),...


Bước 4: Phân tích đối thủ để tìm ra cơ hội

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh đóng vai trò quan trọng. Phân tích để điều chỉnh chiến lược SEO sao cho phù hợp nhất. 

Hướng dẫn thực hiện  phân tích website của đối thủ cạnh tranh thông qua 4 khía cạnh chính.

  • Content: Chiến lược nội dung của đối thủ và cách triển khai từ khóa/chủ đề ra sao? Họ đã triển khai ở những kênh nào?
  • Onpage: Kỹ thuật tối ưu trên website đã chuẩn SEO chưa? Có áp dụng những phương pháp mới nào không?
  • Offpage: Đối thủ đã đi backlink ở những site nào? Bạn có thể đi backlink ở những site đó không? Đối thủ có triển khai PR trên báo, mua backlink hay sử dụng hình thức Guest Post không?
  • Entity: Thông tin của đối thủ cạnh tranh đã được xác thực chưa?

chiến lược chọn từ khóa cho seo

Bạn không chỉ phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp, bạn cần phân tích cả những đối thủ gián tiếp đang tối ưu cùng tệp từ khóa.

Ví dụ bạn đang kinh doanh mặt hàng cà phê rang xay và có hai đối thủ như sau:

  • Đối thủ trực tiếp A: kinh doanh cùng mặt hàng cà phê rang xay
  • Đối thủ gián tiếp B: kinh doanh nhiều mặt hàng, nhưng bao gồm cà phê rang xay và tối ưu tốt cùng bộ từ khóa với bạn

Lúc này, không chỉ phân tích đối thủ A, bạn cũng cần lưu ý phân tích đối thủ B để xem xét các cơ hội bổ sung vào chiến lược SEO.


Bước 5: Liệt kê các phương pháp thực hiện và đánh giá

Sau khi phân tích các phương pháp tạo nên thành công của đối thủ cạnh tranh, bạn nên tập trung liệt kê các phương pháp thực hiện. Đặc biệt cần đánh giá phù hợp với từng mục tiêu SEO đã đề ra.

Dựa trên các yếu tố sau để đánh giá các phương pháp đã liệt kê:

  • Thời gian triển khai: Phương pháp đó có tốn nhiều thời gian không?
  • Thời gian dự kiến đạt được hiệu quả: Website có thể duy trì đến lúc đạt hiệu quả hay không?
  • Nguồn lực cần để triển khai: Nhân sự, phần mềm SEO website, kinh nghiệm SEO của nhân sự có thể đáp ứng phương pháp đó được hay không?
  • Ngân sách triển khai: Ngân sách có nằm trong hoạch định không?

Bước 6: Lập kế hoạch triển khai chi tiết

Ở bước này, bạn cần lập kế hoạch SEO cụ thể bao gồm:

  • Các thủ thuật SEO được sử dụng
  • Chi tiết công việc phải thực hiện
  • Thời gian bắt đầu và kết thúc từng công việc cụ thể
  • Người thực hiện công việc
  • Một số ghi chú khác

Bạn có thể sử dụng Excel hoặc Google Sheets để quản lý và xem xét tiến độ công việc. Các công cụ này sẽ hỗ trợ bạn lên kế hoạch một cách hiệu quả nhất.


xây dựng chiến lược seo lên top
Cần lập kế hoạch triển khai SEO càng cụ thể càng tốt

Đây là một bước quan trọng, do đó cần lên kế hoạch chi tiết nhất có thể. Đồng thời việc lên kế hoạch rõ ràng cũng hỗ trợ theo dõi và đánh giá kết quả dễ dàng hơn.


Bước 7: Theo dõi và đánh giá kết quả

Ở bước này, bạn có thể dùng công cụ Google Analytics để đo lường kết quả dựa trên SEO KPI ban đầu. Để xem xét và so sánh Organic Traffic giữa các thời điểm, bạn có thể lập bảng thống kê trên Excel hoặc Google Sheets.

Lưu ý: Bạn nên theo dõi và đánh giá chiến lược SEO định kỳ để kịp thời điều chỉnh chiến thuật SEO nhằm đạt được kết quả tối ưu.

Bên cạnh Organic Traffic, các chỉ số cần đặc biệt quan tâm có thể kể đến như:

  • Số trang đã index
  • Thứ hạng từ khóa
  • Chỉ số backlink
  • Hành vi người dùng
  • ROI (Return on Investment - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên chi phí đầu tư)