Quy trình thiết kế đồ họa

  -  

Thiết kế đồ họa là một công cụ mạnh mẽ, thổi luồng khí mới vào ngành Marketing. Hình thức nghệ thuật hiện đại này đã thêm một nét tinh tế đương đại vào quảng cáo của mọi công ty. Nó cũng hoạt động như một trong những thành phần quan trọng để xây dựng hình ảnh thương hiệu và ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của khách hàng.

Trước đây, nhiều doanh nghiệp không hiểu được tầm quan trọng của thiết kế đồ họa trong hoạt động kinh doanh. Nhưng bây giờ, họ quan tâm về ngành này rất nhiều khi hai ngành công nghiệp đang trở nên không thể tách rời.

Dưới đây là một số lý do tại sao thiết kế đồ họa là cần thiết cho ngành Marketing.

  • Xây dựng bản sắc / thương hiệu độc đáo

  • Thiết kế đồ họa có thể truyền tải thông điệp tốt hơn lời nói và từ ngữ đơn thuần

  • Tăng doanh thu

  • Truyền tải thông điệp thương hiệu

Thiết kế đồ họa trong lĩnh vực Digital Marketing hiện đang bùng nổ. Nhu cầu về các nhà thiết kế chuyên tạo ra các loại thiết kế tiếp thị như vậy cũng đang tăng lên. Khi bạn đang tìm kiếm một nhóm để đảm nhận công việc, dưới đây là 2 vị trí thiết kế đồ họa được tuyển dụng nhiều nhất trong ngành này:

Thiết kế đồ họa xây dựng thương hiệu

Bản sắc thương hiệu truyền đạt tính cách, ký ức, cảm xúc và trải nghiệm của khách hàng. Nó đóng vai trò là bộ mặt đằng sau thương hiệu và truyền đi những thông điệp quan trọng cho khách hàng. Các nhà thiết kế chuyên về thiết kế nhận dạng thương hiệu sẽ tạo ra các logo, kiểu chữ, bảng màu và thư viện hình ảnh đại diện cho cá tính của thương hiệu.

Thiết kế đồ họa quảng cáo và tiếp thị

Các công ty đầu tư vào các nỗ lực tiếp thị để tác động đến quá trình ra quyết định của khách hàng mục tiêu. Các nhà thiết kế tạo ra đồ họa cho các mục đích quảng cáo và tiếp thị làm việc trực tiếp với những chuyên viên Marketing để tạo ra các ấn phẩm phục vụ cho mục đích quảng cáo.

Quy trình thiết kế đồ họa mô tả các giai đoạn khác nhau của một dự án thiết kế. Nó có thể được chia thành 9 bước chính, có thể được sử dụng cho hầu hết mọi dự án thiết kế:

  • Bước 1: Brief nội dung bản thiết kế

  • Bước 2: Nghiên cứu về bản thiết kế

  • Bước 3: Brainstorming / Mood Boarding

  • Bước 4: Phác thảo

  • Bước 5: Thiết kế

  • Bước 6: Tinh chỉnh

  • Bước 7: Trình bày

  • Bước 8: Sửa đổi

  • Bước 9: Hoàn thành bản thiết kế