Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì?

  -  

Dãy hoạt động hóa học của kim loại là kiến thức quan trọng mà các em cần nắm vững khi học Hóa. Dãy hoạt động này sẽ giúp các em hiểu rõ tính chất của từng kim loại cũng như phản ứng của chúng với những chất khác. Cùng tìm hiểu về dãy hoạt động hóa học của kim loại qua bài viết sau.

Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì?

Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy các kim loại sắp xếp theo chiều giảm dần về mức độ hoạt động hóa học của các kim loại với các chất khác.

Một số kim loại được sắp xếp theo dãy hoạt động hóa học như sau: K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, Cu, Hg, Ag, Au.

Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại

Các nhà khoa học đã dùng phương pháp thực nghiệm để tìm ra dãy hoạt động hóa học của kim loại. Dãy hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong các vấn đề liên quan đến hóa học vì nó cho chúng ta biết phản ứng hóa học của kim loại với các chất khác.

Mức độ hóa học của kim loại giảm dần từ trái sang phải

Theo dãy hoạt động hóa học của kim loại, Kali (K) là kim loại mạnh nhất và Vàng (Au) là kim loại hoạt động yếu nhất.

Phản ứng với nước

5 kim loại đứng đầu Li, Na, K, Ca, Ba có thể phản ứng với nước ngay cả trong điều kiện thường. Những kim loại đứng sau khó phản ứng hơn hoặc không phản ứng. Sắt (Fe) có thể phản ứng với nước trong điều kiện nhiệt độ cao, nhưng vàng (Au), hay chì (Pb),... không có khả năng phản ứng với nước.

Ví dụ:

2Li + 2H2O → 2LiOH + H2

Fe + H2O → FeO + H2↑ (nhiệt độ cao)

Phản ứng với oxi

Các kim loại mạnh ở đầu dãy hoạt động hóa học của kim loại đều tác dụng được với oxi trong điều kiện thường. Một số kim loại như đồng (Cu) và kim loại trung bình thì chỉ phản ứng với oxi với nhiệt độ cao.

Ví dụ:

4Fe + 3O2 → 2Fe2O3

3Fe + 2O2 → Fe3O4 (oxit sắt từ)

Cu + O → CuO (nhiệt độ cao)

Phản ứng với dung dịch axit

Các kim loại mạnh như Fe (sắt), Zn (kẽm), Al (nhôm),… khi phản ứng với axit sẽ tạo ra muối của axit đó và H2. Vì vậy, những phản ứng này thường được sử dụng để điều chế ra khí hidro.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Các kim loại yếu thường không tác dụng với các dung dịch axit yếu hoặc axit loãng. Tuy nhiên, khi tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 loãng hay H2SO4 đặc thì một số kim loại Cu (đồng), Ag (bạc),... sẽ có phản ứng.

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

Phản ứng với muối

Ngoại trừ các kim loại có thể tan trong nước là Li, Na, K, Ba, Ca thì hầu hết các kim loại còn lại đều tác dụng được với muối khi kim loại đơn chất đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Dựa theo dãy hoạt động hóa học của kim loại, ta có thể xác định được độ mạnh yếu của kim loại. Phản ứng giữa kim loại với muối chỉ xảy ra khi kim loại đơn chất đứng trước kim loại trong hợp chất.

Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe↓

Mẹo nhớ nhanh dãy hoạt động hóa học của kim loại

Mẹo nhớ nhanh dãy hoạt động hóa học của kim loại

Ta có thể áp dụng một số cách sau để ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại dễ dàng hơn: 

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Khi nào bạn cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu.

K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Khi cả nhà may áo giáp sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu.

 

Nguồn: Dãy Hoạt Động Hóa Học Của Kim Loại - Marathon Education