Bazơ là một hợp chất hóa học thường gặp trong đời sống hàng ngày. Cùng tìm hiểu bazơ là gì và các tính chất vật lý, tính chất hóa học của bazo qua bài viết sau.
Bazơ là gì?
Trong hóa học, bazơ là các chất có chứa nhóm OH- trong công thức cấu tạo, có vị đắng và làm thay đổi màu của chất chỉ thị. Dung dịch bazơ có độ pH > 7.
Công thức hóa học tổng quát của bazơ là A(OH)x. Ví dụ: NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)3,…
Phân loại bazơ mạnh và yếu
Bazơ được phân loại dựa trên khả năng tan trong nước của chúng:
Bazơ tan (thường là các bazơ mạnh như bazơ kiềm và bazơ kiềm thổ): NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2,...
Bazơ không tan (thường là các bazơ yếu): Zn(OH)2, Al(OH)3,...
Cách đọc tên bazơ
Bazơ thường được dọc tên theo công thức sau:
Tên bazơ = Tên kim loại (thêm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + Hiđroxit
Ví dụ:
NaOH: Natri Hidroxit
Ca(OH)2: Canxi Hidroxit
Fe(OH)2: Sắt (II) Hidroxit
Fe(OH)3: Sắt (III) Hidroxit
Tính chất vật lí của bazơ
Tính chất hóa học của bazơ
Làm đổi màu chất chỉ thị
Bazơ có khả năng làm quỳ tím chuyển thành màu xanh và làm cho dung dịch phenolphtalein chuyển từ trong suốt thành màu hồng.
Tác dụng với axit
Bazơ có thể tác dụng với axit để tạo ra muối và nước. Phản ứng này được gọi là phản ứng trung hòa.
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
Tác dụng với oxit axit
Khi cho bazơ tác dụng với oxit axit thì sản phẩm tạo thành sẽ là muối và nước, tương tự như phản ứng với axit.
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O
Tác dụng với muối
Bazơ tan có khả năng phản ứng với dung dịch muối tạo nên muối mới và bazơ mới.
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
Những bazơ không tan trong nữa có thể bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit kim loại và nước.
Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O (trong điều kiện nhiệt độ)
Ứng dụng của bazơ trong đời sống hằng ngày
Bazơ có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày, có thể kể đến như:
Tăng độ pH cho nước và làm sạch cặn bẩn, thường được dùng để xử lý nước hồ bơi và nước trong ống dẫn nước.
Được sử dụng trong công nghiệp hóa chất để điều chế ra sản phẩm làm trắng răng, chất khử trùng,…
Dùng để sản xuất nước rửa chén.
Dùng để sản xuất hóa chất xử lý mối mọt cho gỗ, tre,…
Được dùng để xử lý vải thô, giúp vải có độ bóng và trở nên dễ nhuộm màu trong công nghiệp dệt may.
Dùng làm chất cân bằng độ pH cho dàn khoan dầu khí.
Dùng để pha chế dung dịch rửa rau củ trước khi chế biến, đóng gói.
Dùng trong phòng thí nghiệm để hỗ trợ nghiên cứu khoa học.
Bài tập về tính chất hóa học của bazơ
Cho các bazơ sau: KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:
a) Tác dụng được với với dung dịch HCl
b) Bị nhiệt phân hủy
c) Tác dụng được CO2
d) Đổi màu quỳ tím
Bài giải:
a) Các bazơ đã cho đều tác dụng được với HCl
KOH + HCl → KaCl + H2O
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
b) Mg(OH)2 bị nhiệt phân hủy:
Mg(OH)2 → MgO + H2O
c) KOH và Ba(OH)2 tác dụng được với CO2
KOH + CO2 → K2CO3 + H2O
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O
d) Những bazơ làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh là KOH và Ba(OH)2.
Nguồn: Tính Chất Hóa Học Của Bazo - Marathon Education