URL gồm 2 thành phần chính: Scheme (giao thức kết nối) và Authority (nhà cung cấp).
Vì sao nói URL không chỉ đơn giản là một địa chỉ website? Một địa chỉ web là URL nhưng tất cả URL không hẳn là địa chỉ web. Bên cạnh đó, có nhiều dịch vụ khác vẫn cho phép truy cập trên Internet như FTP hay MAILTO mà vẫn được xem là URL.
Scheme - Giao thức kết nối của URL chính là các chữ cái theo sau dấu hai chấm biểu thị giao thức mà ứng dụng và máy chủ giao tiếp.
Tham khảo thêm: url là gì
Thông thường, URL phổ biến và thường gặp nhất đó chính là các địa chỉ website, ngoài ra vẫn còn có các URL khác nữa. Bạn sẽ thấy các Scheme như:
Sự khác biệt cơ bản giữa HTTP và HTTPS đó chính là tính mã hóa quá trình truyền dữ liệu của HTTPS. Đây không chỉ là yếu tố quan trọng, cần thiết giúp bảo vệ trang web tốt hơn mà còn giúp cải thiện thứ hạng hiệu quả trên kết quả tìm kiếm.
Ngoài ra, HTTPS còn có một điểm khác biệt nữa là sử dụng cổng Transmission Control Protocol/Internet Protocol (TCP/IP) số 443 được mã hóa bởi Transport Layer Security (TLS). Trong khi đó, URL HTTP sử dụng cổng TCP/IP số 80.
Trong các trình duyệt hiện đại ngày nay, xét về mặt kỹ thuật Scheme không nhất thiết phải là một phần của URL. Bạn hoàn toàn có thể làm trình duyệt xác định giao thức một cách phù hợp và tự động để sử dụng nếu đăng nhập trang web như www.ondigitals.com. Tuy nhiên, scheme vẫn bị yêu cầu sử dụng ở một số ứng dụng khác.
Phần Authority của URL được chia thành các phần nhỏ và được xác định là phần bắt đầu sau hai dấu gạch chéo. Mới đầu làm quen, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với một URL đơn giản. Chẳng hạn như, toàn bộ phần “www.forinstance.com” là hostname và lấy một địa chỉ IP. Ngoài ra, thay vì lấy hostname, bạn cũng hoàn toàn có thể gõ địa chỉ IP vào thanh địa chỉ trình duyệt nếu biết.
Dưới đây là một số thành phần của Authority - Nhà cung cấp:
Tên miền cấp cao nhất
Thành phần này thường được cấp số bởi Tập đoàn Internet và do tên miền (ICANN) tạo và quản lý. Thông thường, tên miền cao cấp nhất và phổ biến trong hầu hết các ví dụ ở trên là “.com”. Tiếp đến là .net và .gov.
Nếu để ý, bạn cũng có thể dễ dàng thấy rằng đa số các quốc gia đều có tên miền cao cấp nhất gồm có hai chữ cái như .vn (Việt Nam), .us (Mỹ), .cn (Trung Quốc), .jp (Nhật Bản), .ca (Canada).
Bên cạnh các tên miền cao cấp nhất được dùng chung như .news, .life hay .club thì có còn có một số tên miền cao cấp nhất bổ sung được các cá nhân, tổ chức tài trợ và quản lý như .museum.
Nhìn chung, tên miền cao cấp nhất được xem là mức cao nhất trong hệ thống tên miền phân cấp. Ngoài ra, nó còn được sử dụng vào mục đích dịch địa chỉ IP thành địa chỉ ngôn ngữ dễ nhớ và đơn giản hơn.
Tên miền phụ (Subdomain)
Đó có thể là bất kỳ từ hay cụm từ nào đứng trước dấu chấm đầu tiên của URL. Trong mỗi ví dụ ở trên, bạn có thể dễ dàng thấy được cụm “www” lặp đi lặp lại. Và đó cũng là loại phổ biến nhất của tên miền phụ khi đề cập đến world wide web.
Thông qua Internet có thể truy cập vào trang web và sử dụng HTTP để giao tiếp. Vì DNS là một hệ thống phân cấp nên cả hai phần “www” và “forinstance” của URL ở ví dụ trên được xem là tên miền phụ. Điều này lý giải cho thực tế tình trạng các công ty có tên đăng ký như “google.com” cùng nhiều tên miền phụ khác nhau như “news.google.com”, “www.google.com”, “mail.google.com”,…
Tùy vào mục đích sử dụng, tổ chức trang web, chủ sở hữu có thể lựa chọn sử dụng bất kỳ từ nào trong các từ đó làm subdomain. Và đều trỏ đến một thư mục domain chính.
Ngoài ra, Authority - Nhà cung cấp còn bao gồm hai thành phần khác: