Hầm cầu là nơi chứa đựng chất thải từ nhà vệ sinh. Tuy nhiên, vi sinh vật trong hầm cầu chỉ có thể phân hủy các chất thải hữu cơ. Các chất thải rắn như thức ăn thừa, dầu mỡ, túi nilon, tóc, vỏ chai, và các vật dụng khác không thể phân hủy bởi các vi sinh vật này. Do đó, khi chất thải ở lại trong hầm cầu quá lâu, hầm sẽ bị đầy lên nhanh chóng. Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên hút hầm cầu ít nhất là 2-3 năm/lần để đảm bảo hệ thống vệ sinh hoạt động tốt nhất.
Tuy nhiên, một số người dân vẫn thường tự nạo vét khi hầm cầu đầy mà không có kinh nghiệm và thiết bị hỗ trợ, dẫn đến đục phá toàn bộ hầm để nạo vét cho sạch. Việc này sẽ khiến mùi hôi thối từ hầm cầu lan tỏa, gây ra các vấn đề về sức khỏe như bệnh hô hấp, tiêu hóa. Điều này càng trở nên nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là nhà hàng khi mùi hôi từ việc đục phá có thể làm mất khách hàng và đóng cửa doanh nghiệp.