HR là làm gì? Không chỉ có tuyển dụng, người làm ở bộ phận HR còn rất nhiều chức năng khác như tính toán tiền lương, giúp nhân viên mới gia nhập văn hóa doanh nghiệp, lập kế hoạch đào tạo nhân viên… Nếu ví công ty như cơ thể thì HR chính là cột sống. Hiện nay, nhu cầu HR đang có xu hướng tăng mạnh.
HR (Human Resources) được hiểu đồng thời là những người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm cho tất cả những công việc liên quan đến nhân lực trong một doanh nghiệp. Những nhiệm vụ này bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trả lương và đảm bảo các gói lợi ích cho nhân viên, thực hiện các hình thức kỷ luật, sa thải và chấm dứt hợp đồng lao động.
Có rất nhiều vị trí công việc trong ngành HR. Tùy thuộc vào quy mô nhân sự cũng như nhu cầu công việc, các vị trí này trong một doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi nhất định. Cụ thể, chúng bao gồm:
Giám đốc nhân sự là vị trí cao nhất trong ngành HR. Đây là một trong các vị trí giám đốc cấp cao giám sát toàn bộ các khía cạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định, xây dựng chiến lược để đưa doanh nghiệp phát triển đi lên. Họ có cách làm xếp và cách quản lý nhân sự rất đáng để học tập.
Vị trí giám đốc nhân sự thường xuất hiện trong những doanh nghiệp có quy mô lớn.
Trưởng phòng nhân sự là quản lý cấp trung (middle manager). Họ có trách nhiệm lên kế hoạch, xây dựng, điều phối các hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Họ giám sát việc tuyển dụng, tham gia với các giám đốc cấp cao trong việc ra quyết định. Họ đóng vai trò cầu nối giữa những lãnh đạo quản lý doanh nghiệp và các nhân viên cấp dưới.
Xem thêm: middle manager là gì
Vị trí quản trị hành chính – nhân sự phụ trách việc quản lý và sắp xếp các hồ sơ nhân viên, cập nhật dữ liệu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp (ví dụ: khi có nhân viên nghỉ bệnh hoặc nghỉ sinh) cũng như chuẩn bị các tài liệu về nhân sự. Ngoài ra, nhân viên quản trị hành chính – nhân sự cũng hỗ trợ việc chuẩn bị các hoạt động liên quan như hội thảo hay hội chợ việc làm.
Giống như tên gọi, vị trí chuyên viên tuyển dụng đảm nhiệm các công việc liên quan đến tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp, bao gồm tìm kiếm và tiếp cận những ứng viên tiềm năng, đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa người ra quyết định tuyển dụng và ứng viên, cũng như giám sát toàn bộ quá trình tuyển dụng nhân sự.
Chuyên viên đào tạo và phát triển là người lên kế hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn để phát triển các kỹ năng và kiến thức của nhân sự trong doanh nghiệp.
Chuyên viên tiền lương và phúc lợi chịu trách nhiệm đảm bảo lợi ích và giám sát việc bồi thường, quản lý các dữ liệu về tiền lương, phúc lợi của nhân viên cũng như việc đánh giá hiệu suất làm việc hàng năm. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần luôn cập nhật thông tin về các quy định, luật mới về phúc lợi của người lao động.
Nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty, bộ phận HR đảm nhận những nhiệm vụ chính như sau.
Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển dụng phù hợp với nhu cầu công việc.
Thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm tìm kiếm, thu hút các ứng viên tiềm năng.
Duy trì mối liên hệ với các nguồn cung nhân lực. Ví dụ các trường Đại học, đơn vị đào tạo,…
Đưa ra phương án giúp nhân viên trong công ty nâng cao chất lượng làm việc.
Tính toán tiền lương và các chế độ chính sách phúc lợi có liên quan cho nhân viên công ty.
Tính toán, quyết toán mức thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên có mức thu nhập đóng thuế theo quy định pháp luật.
Thông báo các quy định, chính sách: Ca làm việc, tài khoản cá nhân, chính sách khác cho nhân viên.
Triển khai các quyết định về lương, thưởng cùng các báo cáo có liên quan đến nhân viên.
Phụ trách quản lý hợp đồng lao động cho nhân viên.
Phụ trách hướng dẫn nhân viên mới nắm rõ về hợp đồng lao động, tiền lương, chính sách phúc lợi tại công ty.
Tiến hành theo dõi, thực hiện các chế độ nghỉ việc hay hết hạn hợp đồng theo quy định.
Lập báo cáo theo định kỳ và thực hiện các công việc khác theo chỉ thị cấp trên.
Phụ trách công việc đăng ký và trích nộp tiền các loại bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… cho nhân viên.
Thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến ốm đau, thai sản cho nhân viên.
Tiến hành rà soát để làm thẻ bảo hiểm y tế cho nhân viên theo quy định.
Thực hiện báo cáo định kỳ cho cấp trên và các công việc khác theo yêu cầu
Triển khai và theo dõi kế hoạch đào tạo CBNV.
Giám sát quy trình và đánh giá kết quả.
Đề xuất giải pháp và mục tiêu nhằm nâng cao trình độ CBNV, đảm bảo đúng với định hướng phát triển chung.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã biết được HR là làm gì, cũng như nắm rõ các bộ phận trong phòng nhân sự.