Phân biệt quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực

  -  

Quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực là hai khái niệm riêng biệt mà bất kì người làm nhân sự nào cũng phải biết. Tuy nhiên, nhiều khi vẫn có sự nhầm lẫn trong việc áp dụng chúng, thậm chí là cả các giám đốc nhân sự, trưởng phòng nhân sự. Vậy, có những sự khác nhau cơ bản nào, sau đây bài viết sẽ phân tích đến bạn đọc.


1. Quản trị nhân sự là gì? Quản trị nguồn nhân lực là gì?


Quản trị nhân sự là chuỗi các hoạt động bao gồm quản lý nhân sự, khai thác, sử dụng nguồn lao động một cách hiệu quả và hợp lý. Quản trị nhân sự liên quan đến những công việc như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng, xử phạt, chấm công, tính lương bằng những công cụ như phần mềm check in check out.


Người làm quản trị nhân sự có vai trò lắng nghe, đưa ra ý kiến, xây dựng cộng đồng, môi trường làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân viên như xét duyệt đơn xin đi làm muộn, đưa ra các giải pháp giúp nhân viên vượt qua khó khăn.


Quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực là gì?

Còn quản trị nguồn nhân lực là tổng hợp tất cả các hoạt động, cơ chế chính sách, các quyết định quản lý liên quan đến những mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp. Việc này đòi hỏi người thực hiện phải có tầm nhìn, đưa ra quyết định gắn liền với chiến lược hoạt động lâu dài của công ty. Công việc của quản trị nguồn nhân lực thường là các hoạt động về cải tiến, tiềm lực, nhân sự, kỹ năng, học hỏi, đào tạo, tuyển dụng, hiệu suất, lãnh đạo.


2. Quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực khác nhau như thế nào?


Nếu bạn còn đang nhầm lẫn giữa quản trị nguồn nhân lực và quản trị nhân sự thì dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn phân biệt dễ dàng.



Quản trị nhân sự

Quản trị nguồn nhân lực

Quan điểm chung

Lao động là một trong những chi phí đầu vào của khâu sản xuất

Nguồn nhân lực chính là tài sản quý báu nhất cần được phát triển

Mục tiêu đào tạo

Giúp cho nhân viên thích nghi với vị trí công việc và môi trường làm việc

Đầu tư & phát triển nguồn lực lâu dài và có kế hoạch rõ ràng

Thời gian

Ngắn hạn và trung hạn

Dài hạn

Lợi thế cạnh tranh

Thị trường, công nghệ

Chất lượng của nguồn nhân lực

Cơ sở của năng suất, chất lượng

Tổ chức, máy móc

Công nghệ, tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực

Yếu tố động viên

Tiền, thăng tiến trong công việc

Tiền, cơ hội thăng tiến, tính chất công việc

Thái độ với sự thay đổi

Thường có xu hướng chống lại hoặc không thích nghi với sự thay đổi

Có thể thích ứng và đối mặt với những thách thức mới

Chức năng tổ chức

Tuyển dụng nhân sự, phân tích công việc, đào tạo & nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động thông qua vật chất và tinh thần.

Chức năng hoạch định, chức năng tổ chức, chức năng lãnh đạo, chức năng kiểm tra.


Có thể thấy, khái niệm quản trị nguồn nhân lực rộng hơn và bao quát hơn khái niệm quản trị nhân sự. Để có thể phát triển vững chắc, lâu dài thì doanh nghiệp cần phải nhận thức đầy đủ, chú trọng đầu tư vào quản trị nguồn nhân lực nhằm thu về mục tiêu chung và thống nhất.