Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, kinh doanh qua Internet tăng mạnh, các công việc của ngành kinh doanh thương mại giữ tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá của tổ chức, doanh nghiệp, nhu cầu nhân lực cao. Vì thế Kinh doanh thương mại đang là một ngành học được đông đảo thí sinh lựa chọn khi đăng kí xét tuyển đại học những năm gần đây.
Ngành Kinh doanh thương mại là gì?
Kinh doanh thương mại là ngành đào tạo các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về lĩnh vực liên quan đến thương mại trong nước và thương mại quốc tế như quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, marketing, nghiệp vụ PR, phân tích tài chính, quản lý kho, nghiên cứu thị trường,…
Ngành kinh doanh thương mại thiên nhiều về phân tích và tính toán với những kỹ năng thực tế được vận dụng trong công việc để tổ chức các hoạt động bán hàng hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.
Ngành Kinh doanh thương mại học gì?
Về chương trình học, ngành Kinh doanh thương mại cung cấp các kiến thức nền tảng về thương mại như quản trị thương mại, quản trị mua hàng và lưu kho, quản trị chuỗi cung ứng, thương mại điện tử, marketing thương mại, hành vi khách hàng và các kỹ năng nghề nghiệp như đàm phán, bán hàng hiệu quả, giải quyết vấn đề, quản trị sự thay đổi.
Đặc biệt, sinh viên theo học ngành Kinh doanh còn được tạo điều kiện tiếp cận thực tiễn thông qua các hoạt động kiến tập và thực tập thực tế tại các doanh nghiệp cũng như được hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng tình huống trong kinh doanh để thực hành việc ra các quyết định kinh doanh.
Các môn học quan trọng của Ngành Kinh doanh thương mại:
- Quản trị học
- Quản trị tài chính
- Marketing
- Nghiệp vụ ngoại thương
- Kinh tế đối ngoại
- Nghiệp vụ bán hàng
- Các kiến thức về luật thương mại
- Luật vận tải và bảo hiểm,…
>>> Các bạn có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích về marketing online tại
https://nuu.edu.vn/
Ngành Kinh doanh thương mại ra trường làm gì?
Ngành kinh doanh thương mại có cơ hội việc làm rộng lớn, vì tất cả doanh nghiệp đều cần bộ phận bán hàng, ngoài ra lĩnh vực siêu thị bán lẻ cũng đang rất phát triển và cần nhu cầu nhân lực cao.
Tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại sinh viên có thể làm việc ở các vị trí
- Nhân viên thuộc các bộ phận tổ chức kinh doanh thương mại, kinh doanh và xúc tiến các dịch vụ khách hàng, quản lý mua bán hàng, quản lý ngành hàng, giám sát bán hàng… ở các công ty/doanh nghiệp/tập đoàn kinh tế;
- Chuyên viên các cơ quan xúc tiến thương mại, các văn phòng đại diện thương mại, tham tán thương mại;
- Tự tạo việc làm (tự lập doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân như nhà phân phối, đại lý,…);
- Nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo;
- Thăng tiến đảm nhận vị trí quản lý, giám đốc (hội đồng quản trị, giám đốc, giám đốc kinh doanh, …) hoặc chuyên gia cao cấp trong kinh doanh.
Các địa chỉ làm việc phổ biến của ngành Kinh doanh thương mại
- Các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế (tư nhân, nhà nước, nước ngoài) hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ;
- Các công ty xuất nhập khẩu, các văn phòng đại diện, các công ty đa quốc gia;
- Cơ quan nhà nước, cơ sở đào tạo và nghiên cứu (viện, trường, trung tâm) có liên quan đến kinh tế.