Đồng euro liên tục giảm giá xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2022, trong khi yen Nhật thấp nhất trong vòng 24 năm. USD lại tăng vọt trong phiên trước, vượt ngưỡng 106 điểm do nhu cầu mạnh mẽ đối với tài sản “trú ẩn an toàn”.
Đồng euro trở thành tâm điểm chú ý của thị trường tiền tệ khi liên tục giảm giá ở mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ vào thứ Ba (5/7) do giá khí đốt trên thị trường châu Âu tăng cao, làm tràn đầy lo ngại về nguy cơ kinh tế khu vực bị suy thoái. Trong khi đó, nhu cầu cao đối với trái phiếu kho bạc Mỹ để làm "nơi trú ẩn an toàn" đã làm tăng thêm xu hướng đi lên của đồng USD.
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – lúc kết thúc ngày 5/7 theo giờ Việt Nam đã mất đi 1,55% còn 106,69.
Chỉ số chứng khoán MSCI toàn cầu phiên liên tục tạo đáy mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020.
Xem thêm:
Weibo là gì? Lý do mạng xã hội Weibo phổ biến ở Trung Quốc
Chi tiết về thông tin và nguồn gốc của sàn Binance: Test artilcles
VnDirect là gì? Hướng dẫn mở tài khoản trading vndirect - Wakelet
Alice coin là gì? Tìm hiểu thông tin cơ bản về alice coin - PARTcommunity - 3D & 2D CAD Models
Ý nghĩa của hệ số tương quan trong lĩnh vực tài chính: Home: My Portfolio
Trong phiên này, không chỉ euro giảm giá 1,5% xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2002 so với USD, mà nhiều loại tiền tệ khác bị áp lực mất giá, với yen Nhật chạm mức thấp nhất 24 năm (135,825 JPY/USD), trong khi crown của Na Uy mất 1,2% khi công nhân ở mỏ khí đốt của nước này đình công.
Rủi ro châu Âu lâm vào tình cảnh suy thoái đã tăng vọt sau khi giá khí đốt tự nhiên tăng thêm 17% ở cả châu Âu và Anh - có thể khiến lạm phát vốn đã cao kỷ lục sẽ còn cao hơn nữa.
Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Eurozone - thước đo niềm tin doanh nghiệp trong tháng 6/2022 giảm mạnh đến 52 điểm, thấp hơn so với mức 54,8 ghi nhận tháng 5 và là mức thấp nhất trong vòng 16 tháng.
Thị trường bao trùm lo ngại về cách Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ phản ứng ra sao sau khi Thống đốc Ngân hàng trung ương Đức Bundesbank Joachim Nagel chỉ trích kế hoạch của ECB nhằm nỗ lực bảo vệ các quốc gia mắc nợ cao khỏi áp lực lãi suất cũng đang ảnh hưởng đến tâm lý thị trường tiền tệ.
Người phụ trách bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu của MUFG, Derek Halpenny cho biết: "Sẽ vất vả để đồng euro lấy lại vị thế dù bằng bất kỳ cách nào, khi mà bức tranh năng lượng ngày càng kém lạc quan".
Bên cạnh việc với giá năng lượng tăng cao, việc đồng euro lao dốc đã tạo nên ảnh hưởng dây chuyền, tràn sang cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu, từ đó đó đẩy nhanh đà giảm của đồng euro khi chạm vào mức thấp nhất kể từ năm 2017, là 1,0340 USD/EUR.