Nâng mũi bị thấp phải làm sao?

  -  
Một cái mũi cân đối, thanh tú, từ lâu đã là mơ ước của rất nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Với cái mũi đẹp sẽ giúp các chị em tự tin hơn và thành công hơn trong giao tiếp. Khi các chị em đến một cơ sở thẩm mỹ nào đó để được nâng mũi tẹt, mong ước lớn nhất dĩ nhiên là có được cái mũi đẹp, cân đối, quan trọng là phải phù hợp với gương mặt và vóc dáng của mình.

Vì vậy, khi tiến hành phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ ngoài trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng về cấu trúc giải phẫu vùng mũi, các phương pháp phẫu thuật, các loại chất liệu thích hợp… còn phải có một cái nhìn toàn diện, năng khiếu thẩm mỹ cao.
Mũi sau khi nâng phải đạt được các yêu cầu sau

- Dáng mũi hài hòa với cấu trúc của gương mặt.

- Không bị co kéo hai góc mắt.

- Sống mũi cao, thẳng, có độ dốc tự nhiên (sống mũi tạo góc 30 - 40 độ so với mặt phẳng của gương mặt).

>> Tham khảo xem mũi tẹt có ý nghĩa gì về mặt tướng số?

- Mũi không đỏ, không bóng, không lộ chất liệu.

- Có góc trán mũi. Đây là đặc điểm giải phẫu thẩm mỹ rất quan trọng của người Á Đông giúp tạo hình dạng mũi đẹp, tự nhiên.

- Đầu mũi thon, tròn, dài ra (mũi được kín).

- Đầu mũi không bị hếch, không bị khoằm.

- Chân mũi phải thẳng, lỗ mũi hai bên phải đều nhau.



Những biến chứng sau nâng mũi và nguyên nhân

Các biến chứng sau nâng mũi

- Nhiễm trùng.

- Mũi bị lệch sau nâng mũi: thường gặp nhất.

- Sống mũi, đầu mũi bị đỏ, bóng.

- Lộ sống mũi, lộ đầu mũi.

>> Thẩm mỹ nâng mũi, chỉnh sửa mũi tẹt tại thẩm mỹ viện Ngô Mộng Hùng có uy tín không?

- Đầu mũi quá to, mất cân xứng.

- Hai lỗ mũi không cân xứng, biến dạng sau khi nâng mũi.

- Trụ mũi (chân mũi) bị lệch.

- Trường hợp nâng mũi nhưng chưa đẹp: sau khi nâng mũi vẫn thấp, đầu mũi bị hếch lên, đầu mũi bị nhọn, hoặc mũi quá cao…

>> Xem chi tiết: cách khắc phục biến chứng sau khi nâng mũi bị thấp