Nhiều nơi trên thế giới hiện nay đang đề cập đến cách mạng công nghiệp 4.0, nhà máy số. Tại Việt Nam, nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn được lập ra để thảo luận về khả năng, cơ hội của Việt Nam trong bối cảnh mới. Thực tế, nhiều chuyên gia chỉ ra, Việt Nam đang ở khoảng giữa cách mạng công nghiệp 2.0 và 3.0. Còn để tiến lên cách mạng 4.0, chúng ta còn thiếu nhiều yếu tố.
1. Nhà máy số - tâm điểm cách mạng công nghiệp 4.0
Như đã đề cập ở đầu bài, trở thành nhà máy 4.0, trước hết phải trải qua các giai đoạn 2.0 và 3.0. Tức là nhà máy có sử dụng nhiều máy móc, có tính tự động ở một số công đoạn. Khi đó, tăng năng suất lao động, tăng kết quả sản xuất không còn nằm ở tốc độ sản xuất, tốc độ làm việc của con người hay máy móc. Lúc này công nghệ sản xuất vận hành ở mức tối đa, nếu tiếp tục đầu tư vào máy móc năng suất cao hơn thì chi phí lớn hơn so với lợi ích mang lại. Hiệu quả giờ đây phụ thuộc vào việc sắp xếp, sử dụng các nguồn lực sẵn có đó. Tức là, nhà máy cần quan tâm đến quản lý sản xuất.
Công việc này bao gồm: lên kế hoạch sản xuất, chuẩn bị nguyên liệu con người sao cho không tồn kho nhiều, không có hiện tượng thiếu hụt công nhân, hay thiếu công nhân có tay nghề tham gia sản xuất. Quản lý sản xuất cũng bao gồm hạn chế và dần tiến tới loại bỏ hiện tượng dừng máy đột ngột, bị động, tiết kiệm thời gian làm việc, dùng phần lớn thời gian sản xuất tạo ra giá trị gia tăng.
Đó là lúc hệ thống quản lý sản xuất thể hiện rõ vai trò.
2. Hệ thống quản lý sản xuất - cũ mà mới
Hệ thống quản lý sản xuất xuất hiện từ khá sớm, từ khi các nhà máy bắt đầu sử dụng máy tính phổ cập.
Các nhà sản xuất từ lâu đã nhận ra khả năng tính toán xử lý số liệu máy tính tốt hơn con người rất nhiều. Cho nên, các nhà máy tiên tiến đã dùng máy tính để tổng hợp, thống kê và tính toán, lên báo cáo. Không chỉ nhanh hơn, chính xác hơn, mà hệ thống quản lý sản xuất còn cho phép truy cập thông tin ở bất kì đâu.
Hệ thống quản lý sản xuất đặc biệt quan trọng trong ngành đòi hỏi tính tuân thủ cao, như là dược phẩm , thực phẩm, điện tử và sản xuất vật liệu chất lượng cao. Bởi vì, hệ thống quản lý sản xuất theo dõi, cảnh báo các thông số và đưa ra cảnh báo khi có yếu tố không đạt yêu cầu. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm được đảm bảo và duy trì.
Ngày nay, với cách mạng 4.0, nhu cầu số hóa sản xuát càng tăng cao, hệ thống quản lý sản xuất tiếp tục khẳng định vị thế trong khi các công nghệ mới xuất hiện. Hệ thống quản lý sản xuất có thể ứng dụng công nghệ mới, nhưng vai trò của hệ thống điều hành sản xuất với nhà máy là khó bị thay thế.
Tóm lại, nhà máy sản xuất ngày nay, đặc biệt nhà máy sản xuát Việt Nam, không chỉ quan tâm đến thiết bị, máy móc mà còn phải chú yys đến tài nguyên thông tin trong sản xuất. Đây được xem là mỏ vàng, để nhà máy có cơ hội cải tiến sản xuất và tăng hiệu quả công việc.
***
Thanks and Best regards.Hoàng Kim Giang
Sales Engineer - 0936.944.496************************************************-
BẢO AN AUTOMATION
Khu dự án Vân Tra, An Đồng, An Dương, Hải Phòng
Email: kimgiang.baoan@gmail.com
Web: baoanjsc.com.vn
Tel: 0225.3797.879 - Fax: 0225.3686.182
Email phản hồi chất lượng sản phẩm - dịch vụ: baoanjsc@gmail.com